|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá kim loại hôm nay (9/11): Giá đồng duy trì ổn định

12:49 | 09/11/2017
Chia sẻ
Giá đồng trên sàn London hôm nay (8/11) duy trì ổn định, sau khi giảm gần mức thấp nhất trong một tháng vào phiên giao dịch hôm qua giữa tâm lý chờ giá giảm sâu hơn của nhà đầu tư.
gia kim loai hom nay 911 gia dong duy tri on dinh
Ảnh minh họa. Nguồn: Matthew Staver/Bloomberg.

Cập nhật giá kim loại hôm nay (9/11)

Trên Sàn Kim loại London (LME), giá đồng kỳ hạn 3 tháng tăng nhẹ 0,4% lên 6.856 USD/tấn vào lúc 8h27 (giờ Việt Nam). Giá kim loại này giảm mạnh còn 6.780 USD/tấn vào hôm qua, mức thấp nhất kể từ ngày 11/10.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), giá đồng duy trì ổn định ở 53.830 nhân dân tệ/tấn (8.122 USD/tấn).

Giá thép thanh giao tháng 5/2018 tại Thượng Hải tăng 0,21% lên 3.743 nhân dân tệ/tấn (564,50 USD/tấn).

Trên thị trường kim loại quý, giá bạch kim giảm nhẹ 0,03% xuống còn 930,75 USD/ounce.

Trong khi đó, giá bạc và palladium tăng lần lượt 0,29% và 0,31%, hiện giao dịch ở 17,06 USD/ounce và 1.016,25 USD/ounce.

Tin tức thị trường

Công ty khai khoáng Vale SA của Brazil ngày 8/11 cho biết đã nhận được các lời chào đầu tư vào dự án nickel của công ty tại vùng lãnh thổ New Caledonia thuộc Pháp trong bối cảnh Vale SA đang đánh giá lại mảng kinh doanh nickel của mình.

Một quan chức ngành khai khoáng Ấn Độ cho biết nước này sẽ bán đấu giá các mỏ đồng với sản lượng khai thác lên đến 200 – 300 nghìn tấn/năm trong hai năm tới.

Theo một khảo sát của Reuters, giá kim loại công nghiệp tăng mạnh thời gian gần đây, nhờ nhu cầu thị trường xe điện tăng cao và Trung Quốc cắt giảm sản lượng, đã khiến nhà đầu tư lạc quan quá mức và kéo theo nguy cơ một đợt điều chỉnh mạnh trong năm sau.

Đồng USD tiếp tục mạnh lên so với 6 đồng tiền chủ chốt khác. Tuy nhiên, dự báo ngắn hạn về đồng bạc xanh không mấy khả quan do kế hoạch cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump có thể bị trì hoãn.

Trường Giang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.