Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ thoát khỏi đáy 7 tháng
Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ, Việt Nam biến động trái chiều trong tuần qua
Theo Reuters, giá gạo 5% tấm tại Ấn Độ đạt khoảng 364 - 367 USD/tấn, tăng so với tuần trước là 362 - 365 USD.
Nhu cầu vẫn yếu nhưng các nhà xuất khẩu đã buộc phải tăng giá do đồng tiền nội tệ mạnh hơn, một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, miền nam bang Andhra Pradesh, cho biết.
Đồng rupee mạnh làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu.
Trong khi đó, quóc gia láng giềng của Ấn Độ, Bangladesh, đã tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng chủ lực lên 55% từ mức 28%, trong bối cảnh diễn ra các cuộc biểu tình qui mô lớn của nông dân về việc gía gạo trong nước giảm mạnh, các quan chức cho hay hôm thứ Năm (23/5).
Việc tăng thuế, có hiệu lực hôm 22/5, sẽ khiến Ấn Độ gần như không thể xuất khẩu gạo sang Bangladesh, các thương nhân ở Ấn Độ cho biết.
Bangladesh nổi lên là người mua gạo Ấn Độ lớn nhất trong năm 2017 sau khi lũ lụt phá hủy vụ mùa màng, nhưng quốc gia này hiện có thặng dư khoảng 2 - 2,5 triệu tấn gạo, theo một quan chức của Bộ lương thực Bangladesh.
Bangladesh đang có kế hoạch xuất khẩu lượng gạo dư thừa lần đầu tiên kể từ khi cấm bán ra nước ngoài một số giống lúa phổ biến vào tháng 5/2008 khi giá trong nước tăng đột biến. Bangladesh đã cấm xuất khẩu tất cả loại gạo một năm sau đó.
Ảnh minh hoạ.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm đã giảm xuống còn 350 USD/tấn vào thứ Năm (23/5), từ mức 355 USD một tuần trước.
"Giá gạo xuất khẩu đã giảm từ tuần trước khi nguồn cung đang tăng lên trong bối cảnh vụ thu hoạch đang diễn ra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long", một thương nhân có trụ sở tại TP HCM cho biết.
"Doanh số bán hàng chậm trong tuần này vì người mua đang chờ gạo mới".
Mới đây, Iraq đã kí hợp đồng mua 150.000 tấn gạo Việt Nam, giao vào tháng 6 và tháng 7, một thương nhân khác cho biết.
Thị trường gạo chững lại vì nhu cầu vẫn yếu
Tại quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, Thái Lan, giá gạo 5% không thay đổi so với tuần trước ở mức 385 - 400 USD/tấn (FOB), do nhu cầu vẫn ảm đạm với thị trường không kì vọng sẽ có bất kì hợp đồng lớn nào trong ngắn hạn.
"Xuất hiện lo ngại hạn hán trong năm nay sẽ làm giảm nguồn cung gạo vào cuối năm, nhưng vẫn không thiếu gạo khi chúng ta bước vào mùa mưa", một thương nhân cho biết.