Ngày 16/4, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Sản lượng điện khách hàng sử dụng trong các tháng 4, tháng 5 và tháng 6 năm 2020 sẽ được giảm giá tương ứng tại các kì hoá đơn tiền điện tháng 5, tháng 6 và tháng 7 năm 2020.
Thay vì vui mừng với hóa đơn điện giảm sau đề xuất "hạ giá" điện trong 3 tháng của EVN để hỗ trợ người dân thì rất nhiều hộ gia đình bị sốc khi nhận được thông báo số tiền điện phải chi trả tăng cao bất ngờ.
Do chưa có quyết định chính thức và hướng dẫn thực hiện của cơ quan có thẩm quyền về việc giảm giá điện nên giá bán điện cho khách hàng của EVN vẫn được thực hiện theo biểu giá hiện hành.
Chiều 12/4, Bộ Công Thương đã thông tin về việc giảm giá điện hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chống dịch COVID-19 trong ba tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020.
EVN đề xuất giảm từ 10- 50 -100% cho một số đối tượng trong thời gian 6 tháng, từ tháng 4-9/2020. Còn Bộ Công Thương muốn giảm 10- 20% cho một số đối tượng, thời gian áp dụng 3 tháng, từ tháng 4 - 7/2020.
EVN cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất xem xét miễn/giảm giá điện cho một số đối tượng khách hàng trong giai đoạn đại dịch COVID-19 như các khu vực cách li tập trung, viện xét nghiệm, bệnh viện đang thực hiện nhiệm vụ chữa trị bệnh nhân bị nhiễm COVID-19.
Đây là mức giá cao nhất tùy theo dự án được đầu tư trên mặt đất hay nổi trên mặt nước được đề xuất tại phương án 1 trong cơ chế xác định giá điện cạnh tranh cho phát triển các dự án điện mặt trời của Bộ Công Thương.
TP HCM kiến nghị Thủ tướng miễn, giảm các loại thuế, gồm thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, giãn thời gian nộp thuế cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, và cả giảm giá điện giờ cao điểm.
Theo đó, có thể sẽ phải thực hiện tách mảng, nhiều đường dây 110 kV phải mở vòng, cấp hình tia để cưỡng bức công suất tại một số khu vực để đảm bảo vận hành an toàn, liên tục hệ thống điện miền Bắc.
Bộ Công Thương yêu cầu Cục Điều tiết điện lực, Vụ Thị trường trong nước chưa thực hiện điều chỉnh tăng giá trong quí I và quí II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp do Nhà nước định giá như giá điện.
Thay vì mức giá 1.220 đồng/kWh của qui định cũ, giá điện sinh khối với dự án đồng phát tại điểm giao nhận sẽ tăng lên 1.634 đồng/kWh áp dụng từ ngày 25/4/2020.
Biểu giá điện 1 bậc có ưu điểm rõ ràng, đơn giản, giúp khách hàng dễ theo dõi. Tuy nhiên, phương án này không được lựa chọn bởi Việt Nam chưa có điều kiện để áp dụng cách tính đồng giá.