|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá điện tăng 4,8% từ ngày 11/10

18:58 | 11/10/2024
Chia sẻ
Mức giá điện bán lẻ bình quân mới cao hơn 4,8% so với mức cũ lên 2.103 đồng/kWh.

 

Ngày 11/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá bán lẻ điện bình quân 4,8% so với giá hiện hành lên hơn 2.103 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

EVN cho rằng việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. 

Theo số liệu thống kê, năm 2023 cả nước có 815.000 hộ nghèo chung và các hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.

Trước đó, ngày 10/10, Bộ Công Thương đã công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Theo đó giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,9 đồng/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022.

Hồi tháng 8, EVN công bố BCTC hợp nhất quý II với doanh thu thuần đạt gần 154.046 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Công ty lãi gộp hơn 8.527 tỷ đồng, quý II/2023 lỗ 5.894 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của EVN giảm hơn 50% xuống 1.638 tỷ đồng, chủ yếu là do lãi tiền gửi và lỗ tỷ giá. Ngược lại, chi phí tài chính tăng 35% lên 6.594 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 19% lên 1.628 tỷ đồng. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp không có sự thay đổi nhiều.

Trừ đi các chi phí, EVN lỗ sau thuế 1.890 tỷ đồng, giảm so với mức lỗ cùng kỳ 12.511 tỷ đồng. Lỗ ròng (lợi nhuận sau thuế cổ công ty mẹ) là hơn 2.180 tỷ đồng.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, doanh thu EVN đạt 282.908 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Lỗ sau thuế 8.098 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 29.107 tỷ đồng. Nửa đầu năm nay, Tập đoàn lỗ ròng từ chênh lệch tỷ giá khoảng 2.807 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6, EVN lỗ luỹ kế gần 52.016 tỷ đồng. 

 

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.