|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá dầu rơi tự do đẩy các nền kinh tế Trung Đông vào thế bí

22:58 | 27/04/2020
Chia sẻ
Tình hình sẽ căng thẳng hơn khi thỏa thuận cắt giảm 23% sản lượng của Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm bình ổn thị trường vẫn chưa được triển khai.
Giá dầu rơi tự do đẩy các nền kinh tế Trung Đông vào thế bí - Ảnh 1.

Một cơ sở khai thác dầu tại Al-Rawdhatain của Kuwait. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu rơi xuống mức thấp lịch sử và tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang khiến khu vực Trung Đông chao đảo.

Tồi tệ hơn, tất cả những điều này xảy ra khi một số quốc gia Trung Đông vốn đang phải đối mặt với những tình trạng bất ổn xã hội có nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào.

Hiện giá dầu đang ở mức 20 USD/thùng, có lúc còn giảm xuống mức chưa từng có từ năm 2001. Tình hình sẽ căng thẳng hơn khi thỏa thuận cắt giảm 23% sản lượng của Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm bình ổn thị trường vẫn chưa được triển khai.

Theo CEO Robin Mills của Công ty năng lượng Qamar, tháng Năm và tháng Sáu tới có thể sẽ rất khó khăn khi dự trữ dầu đạt mức tối đa, khiến các quốc gia khó bán dầu hơn.

Iraq được cho là đang lên kế hoạch cắt giảm mạnh các khoản trợ cấp xã hội vốn là chỗ dựa cho hàng triệu nhân viên chính phủ để giảm gánh nặng ngân sách.

Saudi Arabia cũng sẽ phải hoãn các dự án quy mô lớn. Ai Cập và Liban có thể chứng kiến nguồn ngoại hối giảm mạnh khi dự báo kiều hối mà công dân các nước này lao động ở vùng Vịnh gửi về sẽ sụt giảm đáng kể.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế của tất cả các nước xuất khẩu dầu mỏ ở vùng Vịnh Arab đều sẽ suy giảm trong năm nay như Iraq có thể suy giảm đến 5%.

Trong khi một số quốc gia vùng Vịnh có thể dựa vào nguồn dự trữ ngoại hối để “giảm sốc” cho nền kinh tế thì Iraq là quốc gia được cho là sẽ phải chịu cú sốc mạnh nhất khi doanh thu từ dầu thô mang lại tới 90% nguồn thu ngân sách.

Trong dự thảo ngân sách 2020, Iraq dự tính nguồn thu từ dầu mỏ ở mức giá 56 USD/thùng, sẽ được dùng cho các dự án phát triển và chi tiêu công.

Tuy nhiên, gần đây Bộ trưởng dầu mỏ Iraq Thamir Ghadhban cho rằng nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ giảm 50%

Nhiều tháng trước khi dịch bệnh bùng phát, các cuộc biểu tình phản đối kinh tế trì trệ cũng đã nổ ra và nguy cơ sẽ tái bùng phát trong tình hình khó khăn hiện tại.

Việc cắt giảm các khoản chi tiêu công cũng khiến người dân, vốn đang chật vật sinh kế bị gián đoạn do các biện pháp hạn chế dịch bệnh lây lan, thêm khó khăn và dẫn tới nguy cơ làm gia tăng bất ổn xã hội.

Trên toàn khu vực, giá dầu giảm sẽ khiến các kế hoạch đầu tư và phát triển tương lai gặp cản trở. Nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất khu vực là Saudi Arabia dự định cắt giảm 5% chi tiêu công, tương đương 13,3 tỷ USD.

Những biện pháp cắt giảm bổ sung được đưa ra sau khi nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia này được ước tính sẽ thâm hụt khoảng 500 tỷ USD.

Các kế hoạch xây dựng thành phố mới và các dự án quy mô lớn đều sẽ phải hoãn lại khi các doanh nghiệp chịu tác động của đại dịch và các hoạt động đầu tư nước ngoài sẽ giảm sâu do đại dịch.

Nguồn dự trữ ngoại hối của Kuwait cũng được cho là sẽ suy giảm trong khi Bahrain dự kiến sẽ phải gánh khoản nợ lên tới 105% GDP trong năm 2020 dù đã nhận gói cứu trợ 10 tỷ USD từ các quốc gia láng giềng.

“Cú sốc kép” gồm đại dịch COVID-19 và giá dầu sụt giảm cũng được cho là tác động mạnh tới Ai Cập, Jordan và Liban, những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn kiều hối do công dân lao động ở các quốc gia dầu mỏ vùng Vịnh gửi về.

Kiều hồi đóng góp tới 12,5% GDP cho Liban trong khi tại Ai Cập, mức đóng góp này là 10%.

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.