Giá cà phê hôm nay 25/8: Tăng mạnh 1.500 đồng/kg, vượt mốc 50.000 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê trong nước
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 26/8
Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 7h15, giá cà phê tăng 1.500 đồng/kg so với hôm qua.
Hiện tại, thị trường trong nước đang ghi nhận khoảng giá 50.200 - 50.700 đồng/kg.
Trong đó, mức giá thấp nhất có mặt tại tỉnh Lâm Đồng và cao nhất là tại tỉnh Đắk Lắk.
Tương tự, giá thu mua tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông cũng được điều chỉnh lên mức 50.600 đồng/kg trong hôm nay.
Như vậy, sau những biến động gần đây, giá cà phê tại các tỉnh trọng điểm trong nước đã vượt mốc 50.000 đồng/kg đúng như nhiều dự đoán.
TT nhân xô |
Giá trung bình |
Thay đổi |
FOB (HCM) |
2.403 |
Trừ lùi: +55 |
Đắk Lắk |
50.700 |
+1500 |
Lâm Đồng |
50.200 |
+1500 |
Gia Lai |
50.600 |
+1500 |
Đắk Nông |
50.600 |
+1500 |
Tỷ giá USD/VND |
23.330 |
+40 |
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn |
Cập nhật giá cà phê thế giới
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tăng mạnh. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.340 USD/tấn sau khi tăng 3,82% (tương đương 86 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 242,95 US cent/pound, tăng 5,33% (tương đương 12,3 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).
Xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi đạt gần 1,4 triệu bao trong tháng 6, giảm 2,4% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu niên vụ, xuất khẩu của khu vực này đạt 10 triệu bao, giảm từ mức 10,2 triệu bao của của vụ 2020 - 2021.
Điều kiện thời tiết bất lợi, hạn hán tiếp tục góp phần làm giảm 14,6% sản lượng xuất khẩu của Uganda trong tháng 6 và sau 9 tháng đầu niên vụ ghi nhận mức giảm 5,4%.
Xuất khẩu của Tanzania cũng giảm 2,3% trong 9 tháng đầu niên vụ, xuống 0,8 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu của Ethiopia tăng 14,5% lên 2,75 triệu bao.
Còn tại Trung Mỹ và Mexico, trong tháng 6, xuất khẩu cà phê của khu vực này giảm 16,9% xuống 1,8 triệu bao. Lũy kế trong 9 tháng đạt 12,1 triệu bao, giảm 3,7%.
Sự sụt giảm này chủ yếu là do xuất khẩu từ Honduras, nước sản xuất lớn nhất trong khu vực giảm mạnh 33,5% trong tháng 6, xuống còn 0,5 triệu bao.
Tính chung 9 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, xuất khẩu cà phê của Honduras chỉ đạt 3,8 triệu bao, giảm 15,5% so với cùng kỳ vụ trước.
Lượng mưa ít hơn trong thời kỳ đậu quả tại một số vùng trồng cà phê, cũng như tỷ lệ mắc bệnh gỉ sắt cao do hậu quả của các cơn bão Eta và Iota vào năm 2020 là nguyên nhân chính khiến sản lượng của Honduras giảm.