|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay (22/9) quay đầu giảm mạnh vào cuối tuần

09:32 | 22/09/2018
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay giảm mạnh 400 đồng/kg khu vực Tây Nguyên xuống 31.900 - 32.500 đồng/kg. Giá hồ tiêu đi ngang ở mức 50.000 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay (22/9) giảm mạnh 400 đồng/kg ở hầu hết các địa phương khu vực Tây Nguyên xuống 31.900 - 32.500 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất ở mức 31.900 đồng/kg và cao nhất là tại Gia Lai đạt 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 75 USD xuống xuống 1.414 USD/tấn.

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 1,414 Trừ lùi: -75
Đắk Lăk 32,400 -400
Lâm Đồng 31,900 -400
Gia Lai 32,500 -400
Đắk Nông 32,300 -400
Hồ tiêu 50,000 0
Tỷ giá USD/VND 23,290 +10

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Nguồn: Giacaphe.com

Theo TTXVN, việc giá cà phê liên tục giảm sâu khiến nhiều hộ sản xuất kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk không còn có lãi, thậm chí, vườn cà phê cho năng suất thấp thì lỗ nặng. Do vậy, các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đã hạn chế đầu tư, phá bỏ các vườn cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh (từ 20 năm trở lên), nhiễm sâu bệnh hại, cho năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém để trồng tái canh.

Ở thị trường thế giới, giá cà phê robusta trên sàn ICE giao trong tháng 11 lúc 16h30 ngày 21/9 giảm 1,75% xuống 1.482 USD/tấn. GIá cà phê cà phê arabica giao trên sàn New York giao trong tháng 12 lúc 17h30 ngày 21/9 giảm 0,05% xuống 99,7 UScent/pound.

Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) ước tính sản lượng cà phê thế giới tăng 14,2% lên 78,4 triệu bao trong năm mùa vụ 2018 - 2019, tính từ tháng 4/2018 đến 3/2019. Các yếu tố cơ bản trên thị trường là một trong những nguyên nhân của đợt giá thấp hiện tại, với hàng loạt các quốc gia sản xuất cà phê dự báo một vụ mùa bội thu.

Tổng sản lượng toàn cầu trong năm mùa vụ 2017 – 2018 ước đạt 158,6 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng được dự báo sẽ tăng 14,2% lên 78,4 triệu bao tại các quốc gia có mùa vụ năm 2018 – 2019 bắt đầu từ tháng 4/2018.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá hồ tiêu trung bình hôm nay tiếp tục đi ngang ở mức 50.000 đồng/kg. Sản lượng hồ tiêu Ấn Độ giảm mạnh vì những trận lũ gần đây ảnh hưởng tiêu cực tới mùa vụ tại các trung tâm sản xuất của Wayanad và Idukki, khiến nhánh hồ tiêu rơi rụng.

Ngoài ra, lượng mưa không ngớt trong những tuần gần đây cũng tác động tới mùa vụ ở những khu vực trồng tiêu chính của Kodagu, Chikmagalur, Dakshina Kannada và Hassan thuộc Karnataka, vùng trồng tiêu lớn nhất của Ấn Độ.

Ông KK Vishwanath - Điều phối viên của Tổ chức những người trồng tiêu đen Ấn Độ cho biết, thiệt hại sản lượng hồ tiêu vì mưa lớn vào khoảng 25.000 tấn, trị giá vào khoảng 1 tỷ rupee.

Mặc dù những con số ước tình này chưa được xác nhận, Cơ quan quản lý gia vị đã kêu gọi một cuộc gọp với tất cả các bên liên quan về thương mại tiêu, gồm người nông dân, diễn ra vào ngày 12/9 tại Kochi.

“Thật khó để tính toán tổng diện tích thiệt hại tại thời điểm này, vì việc tiếp cận tất cả những người nông dân trong khu vực là khá khó khăn”, ông Shamji nói.

Vụ mùa tiêu được dự báo ở mức tốt hơn trong năm 2019, nhưng mưa lớn đã ảnh hưởng tới những triển vọng này với sản lượng dự kiến giảm 30 – 50% (sản xuất trong tháng 12/2018 ước đạt 65.000 tấn).

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao trong tháng 2/2019 lúc 16h03 (theo giờ địa phương) hôm 21/9 giảm 0,7% xuống 168,9 yen/kg, khối lượng giao dịch đạt 867 giao dịch. Tại Sàn SHFE (Thượng Hải) lúc 15h35 ngày 21/9 (theo giờ địa phương), giá cao su giao tháng 1/2019 tăng 30 nhân dân tệ lên 12.465 nhân dân tệ/tấn.

Trận lũ tại Kerala do những cơn mưa lớn bất thường là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm của sản lượng cao su tự nhiên, chiếm 35% tổng chi phí đầu vào của ngành sản xuất lốp xe. Theo ICRA, điều này có thể gây áp lực lên doanh thu hoạt động của các nhà sản xuất lốp xe.

Cao su tự nhiên chiếm hơn 20% tổng diện tích gieo trồng tại Kerala và địa phương này đóng góp phần lớn nhất sản lượng của Ấn Độ, đạt 84%. Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ cao su tự nhiên lớn thứ hai thế giới (8% sản lượng toàn cầu), sau Trung Quốc.

Trong năm tài chính 2018, Ấn Độ sản xuất 690.000 tấn cao su tự nhiên, nhưng tiêu thụ tới 11,1 tấn với chênh lệch nguồn cung được bù đắp nhờ thập khẩu từ Indonesia, Thái Lan, Việt Nam.

Đức Quỳnh