|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 22/1: Cao nhất thị trường trong nước gần 73.000 đồng/kg

07:02 | 22/01/2024
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (22/1) tại thị trường trong nước được điều chỉnh tăng đồng loạt. Khảo sát cho thấy, Đắk Lắk và Đắk Nông đang là địa phương có mức giá cao nhất với 72.900 đồng/kg.

‏Cập nhật giá cà phê trong nước‏

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 23/1

‏Theo khảo sát vào lúc 6h40, ‏‏giá cà phê‏‏ hôm nay tăng 400 - 500 đồng/kg.

Chi tiết, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 72.200 - 72.900 đồng/kg.

Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 72.200 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với mức giá 72.800 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Cùng thời điểm khảo sát, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang giao dịch với mức giá cao nhất là 72.500 đồng/kg, lần lượt tăng 400 đồng/kg và 500 đồng/kg.

 

 

Thị trường Trung bình Thay đổi
Đắk Lắk 72.900 +400
Lâm Đồng 72.200 +400
Gia Lai 72.800 +500
Đắk Nông 72.900 +500
Tỷ giá USD/VND 24.350 0
 

Đơn vị tính: VNĐ/kg‏

‏Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank ‏

 

‏Cập nhật giá cà phê thế giới‏

‏Theo ghi nhận, ‏giá cà phê‏ trên thị trường thế giới tăng. Theo đó, ‏‏giá cà phê trực tuyến‏‏ robusta tại London giao tháng 3/2024 được ghi nhận tại mức ‏3.128 USD/tấn sau khi tăng 2,12% (tương đương 65 USD).‏ ‏

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2024 tại New York ở mức 185,15 US cent/pound sau khi tăng 2,89% (tương đương 5,2 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h40 (giờ Việt Nam). 

‏Ảnh: Bình An‏

‏Các nhà giao dịch cà phê và nhà phân tích ngành cho biết, các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen vào các tàu ở Biển Đỏ đã khiến chi phí của các nhà rang xay cà phê châu Âu tăng vọt, mặc dù chi phí này khó có thể sớm được chuyển đến người tiêu dùng.‏

‏Giá cước vận tải container đã tăng khoảng 150% trên tuyến Á-Âu và nhiều chuyến hàng hạt đến châu Âu từ các nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu như Việt Nam và Indonesia đã bị trì hoãn tới ba tuần do các tàu phải đi đường vòng qua Mũi Hảo Vọng (Nam Phi).‏

‏Tình hình này đang khiến các nhà rang xay phải tìm kiếm hạt cà phê thay thế từ những nơi khác như Brazil và Uganda. Các nhà môi giới nhận thấy giá bán tại khu vực đó đã tăng vọt, điều này một lần nữa khiến cho chi phí cho các nhà rang xay tăng cao hơn.‏

‏Tuy nhiên, các thương nhân và nhà phân tích ngành cho biết họ không mong đợi các nhà rang xay sẽ chuyển những chi phí này sang người tiêu dùng trong thời gian tới do sự cạnh tranh gay gắt về giá trong các siêu thị.‏

‏Nhiều công ty toàn cầu đang tìm kiếm giải pháp thay thế cho việc vận chuyển qua Biển Đỏ, được nối với Địa Trung Hải bằng Kênh đào Suez, tạo ra tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á. Khoảng 12% lưu lượng vận tải biển thế giới đi qua kênh đào.‏

Một giám đốc điều hành tại một trong những công ty lớn nhất Việt Nam cho biết: ‏“Chúng tôi cảm thấy rất lo ngại trước tình hình số lượng đơn đặt hàng mới từ châu Âu giảm do người mua phải chịu chi phí vận chuyển cao hơn. Thông thường, xuất khẩu cà phê đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm”. Theo đó, một nhà xuất khẩu cà phê đã chia sẻ rằng khoảng 60% lượng cà phê của ông xuất khẩu sang châu Âu mỗi năm.‏

‏Theo các nhà giao dịch, lượng container sẵn có trên toàn cầu vẫn chưa chịu tác động lớn như đã chứng kiến ​​ở đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, nhưng tin rằng rủi ro vẫn còn.‏

‏Một thương nhân ở châu Âu đã hạ thấp nguy cơ tăng giá mà sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ gây ra đối với giá cà phê Robusta toàn cầu trong dài hạn và chia sẻ rằng: “Tình hình này đã hỗ trợ tăng giá trong phạm vi gần, nhưng về trung hạn và dài hạn đó chỉ là những trục trặc, nguồn hàng cà phê đã có sẵn và sẽ sớm được vận chuyển”, Reuters đưa tin.‏

Bình An