Giá cà phê hôm nay 21/9: Khu vực Tây Nguyên ghi nhận mức tăng 500 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê trong nước
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 22/9
Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 9h15, giá cà phê hôm nay tăng 500 đồng/kg so với hôm qua.
Hiện tại, các tỉnh trọng điểm trong nước đang thu mua cà phê với khoảng giá 47.400 - 48.000 đồng/kg.
Trong đó, mức giá thấp nhất là 47.400 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng sau khi tăng 500 đồng/kg.
Hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông điều chỉnh tăng 500 đồng/kg lên chung mức giá 47.900 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk cũng tăng 500 đồng/kg trong hôm nay, đạt mức 48.000 đồng/kg.
TT nhân xô |
Giá trung bình |
Thay đổi |
FOB (HCM) |
2.291 |
Trừ lùi: +55 |
Đắk Lắk |
48.000 |
+500 |
Lâm Đồng |
47.400 |
+500 |
Gia Lai |
47.900 |
+500 |
Đắk Nông |
47.900 |
+500 |
Tỷ giá USD/VND |
23.530 |
0 |
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn |
Cập nhật giá cà phê thế giới
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.218 USD/tấn sau khi tăng 1,46% (tương đương 32 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 228,10 US cent/pound, tăng 1,81% (tương đương 4,05 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).
Trong tháng 7, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 9 triệu bao, giảm 8,8% so với 9,9 triệu bao của cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này được ghi nhận trên cả 4 nhóm cà phê, riêng arabica Colombia giảm mạnh nhất với mức giảm 12,5%.
Mức giảm hai con số này của cà phê arabica Colombia khiến xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu chuyển từ mức tăng 0,1% trong 9 tháng đầu niên vụ sang giảm 0,8% sau 10 tháng, đạt 98,1 triệu bao.
Theo đó, xuất khẩu của nhóm cà phê arabica Colombia trong tháng 7 giảm xuống mức 1 triệu bao và tính chung trong 10 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 giảm 3,7%, xuống còn 10,5 triệu bao.
Colombia, nước xuất khẩu chính của nhóm cà phê này đã ghi nhận khối lượng xuất khẩu cà phê nhân xanh giảm 15,7% trong tháng 7, xuống còn 0,9 triệu bao - thấp nhất kể từ tháng 7/2017. Chủ yếu là do sản lượng trong nước giảm mạnh 22% xuống còn 944.000 bao, so với hơn 1,2 triệu bao cùng kỳ năm 2021.
Nhóm cà phê arabica Brazil sau khi phục hồi trong tháng 5 và tháng 6 cũng đã giảm trở lại trong tháng 7, với mức giảm 6,7% xuống còn 2,6 triệu bao. Sự sụt giảm này là do ảnh hưởng bởi tắc nghẽn chuỗi cung ứng và sự chậm trễ trong thu hoạch. Tính chung 10 tháng đầu niên vụ, xuất khẩu nhóm arabica Brazil đã giảm 6,8%, đạt 31,7 triệu bao.
Xuất khẩu nhóm cà phê arabica khác cũng giảm 9,9% trong tháng 7 và giảm 0,9% trong 10 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022. Trong khi đó, xuất khẩu của nhóm cà phê robusta giảm 8,4% trong tháng 7, nhưng tăng 4,8% trong 10 tháng đầu niên vụ lên 35,9 triệu bao.
Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu trong tháng 7 tiếp tục tăng mạnh 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên hơn 1 triệu bao. Trong 10 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, tổng cộng đã có 10 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu trên toàn cầu, tăng 4,3% so với mức 9,5 triệu bao của cùng kỳ năm trước.
Tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng lên 9,2%. Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất, với 3,3 triệu bao trong 10 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, tiếp theo là Ấn Độ với 2 triệu bao, Indonesia ở vị trí thứ ba với 1,5 triệu bao.
Trong tháng 7, xuất khẩu cà phê rang xay cũng ghi nhận mức tăng 3,4% lên 67.101 bao từ 64.290 bao của cùng kỳ năm ngoái.