|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 20/9: Arabica kỳ hạn tăng gần 3%, giá nội địa đi ngang

07:05 | 20/09/2022
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (20/9) tiếp tục ổn định tại thị trường nội địa, với mức cao nhất là 47.500 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cà phê arabica trên Sàn New York tăng gần 3% lên mức 224,05 US cent/pound.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 21/9  

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 9h10, giá cà phê hôm nay tiếp tục đi ngang.

Hiện tại, các tỉnh trọng điểm trong nước đang thu mua cà phê với khoảng giá 46.900 - 47.500 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 46.900 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng.

Hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông đang duy trì thu mua cà phê với chung mức giá 47.400 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk cũng không đổi trong hôm nay, ổn định tại mức 47.500 đồng/kg.

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

2.257

Trừ lùi: +55

Đắk Lắk

47.500

0

Lâm Đồng

46.900

0

Gia Lai

47.400

0

Đắk Nông

47.400

0

Tỷ giá USD/VND

23.530

0

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 20/9. (Tổng hợp: Thảo Vy)

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê biến động trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.186 USD/tấn sau khi giảm 1,09% (tương đương 24 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 224,05 US cent/pound, tăng 2,75% (tương đương 6 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy

Cùng với tồn kho ở mức thấp, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm càng làm gia tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 7 đạt 10,1 triệu bao (loại 60kg/bao), giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế trong 10 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 (tháng 10/2021 đến tháng 7/2022), xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 0,3% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 108,8 triệu bao. Nhìn chung, xuất khẩu giảm ở hầu khắp các khu vực ngoại trừ châu Á và châu Đại Dương.

Cụ thể, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ đã giảm 8,5% trong 10 tháng đầu niên vụ hiện tại, đạt 42,2 triệu bao. Trong giai đoạn này, các lô hàng từ Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới giảm tới 12,4%, xuống còn 32 triệu bao từ mức 37,2 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020 - 2021.

Khối lượng xuất khẩu của Colombia cũng giảm 13,2% từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, chỉ đạt 10,3 triệu bao. Chủ yếu do điều kiện thời tiết bất lợi kéo dài làm giảm nguồn cung cà phê của nước này.

Ngược lại, xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Á và châu Đại Dương trong tháng 7 tăng 4% lên 3,2 triệu bao. Qua đó đưa xuất khẩu của khu vực này trong 10 tháng đầu niên vụ lên 37,6 triệu bao, tăng mạnh 16% so với niên vụ trước.

Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ hai và là nhà cung cấp robusta lớn nhất thế giới đã xuất khẩu gần 2 triệu bao cà phê trong tháng 7, giảm 1,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn tăng mạnh 17,9% lên 24,7 triệu bao.

Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê của Ấn Độ tăng 10,8% trong tháng 7 và tăng 28,9% sau 10 tháng đầu niên vụ, đạt 6,1 triệu bao. Xuất khẩu của Indonesia trong tháng 7 cũng tăng 31,6% lên 0,6 triệu bao và trong giai đoạn từ tháng 10/2021 đến tháng 7 tăng 0,2% lên 5,6 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi trong tháng 7 đạt 1,4 triệu bao, giảm 13,1% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng đầu vụ hiện tại, xuất khẩu của khu vực này đạt 11,4 triệu bao, giảm so với 11,8 triệu bao của cùng kỳ 2020 - 2021.

Còn tại Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu của khu vực này đã giảm mạnh 16,2% trong tháng 7 so với cùng kỳ, chỉ đạt 1,5 triệu bao. Lũy kế 10 tháng, xuất khẩu cà phê của khu vực Trung Mỹ và Mexico đạt 13,6 triệu bao, giảm 5,6% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Sự sụt giảm này xuất phát từ Honduras, nước xuất khẩu lớn nhất trong khu vực đã giảm tới 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 4,3 triệu bao từ đầu niên vụ đến nay.

Lượng mưa ít hơn trong thời kỳ đậu trái tại một số vùng trồng cà phê, cũng như tỷ lệ mắc bệnh gỉ sắt cao do hậu quả của các cơn bão Eta và Iota vào năm 2020 là nguyên nhân chính khiến sản lượng của Honduras giảm. 

Thảo Vy

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.