|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 20/6: Vượt mốc 67.000 đồng/kg

07:02 | 20/06/2023
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (20/6) tại thị trường trong nước tăng 500 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất trong các địa phương là 67.200 đồng/kg, tiếp tục được ghi nhận tại tỉnh Đắk Nông.

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 21/6

Cập nhật giá cà phê trong nước

Theo khảo sát vào lúc 6h55, giá cà phê hôm nay tăng 500 đồng/kg.

Theo ghi nhận, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 66.500 - 67.200 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 66.500 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với giá 66.700 đồng/kg.

Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 67.000 đồng/kg.

Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 67.200 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

67.000

+500

Lâm Đồng

66.500

+500

Gia Lai

66.700

+500

Đắk Nông

67.200

+500

Tỷ giá USD/VND

23.320

-40

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 20/6. (Tổng hợp: Anh Thư)

Cập nhật giá cà phê thế giới

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động trái chiều. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2023 được ghi nhận tại mức 2.833 USD/tấn sau khi tăng 1,32% (tương đương 37 USD). 

Giá cà phê arabica giao tháng 7/2023 tại New York ở mức 184,9 US cent/pound sau khi giảm 1,12% (tương đương 2,1 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Anh Thư

Đà tăng giá cà phê robusta sẽ còn tiếp diễn khi nguồn cung của Việt Nam cạn kiệt. Chúng tôi ước tính tồn kho robusta của Việt Nam còn khoảng 80.000 tấn.

Theo đó, sản lượng niên vụ 2022 - 2023 khoảng 1,5 triệu tấn, cộng thêm hàng gối từ niên vụ trước 100.000 tấn, tổng cộng nguồn cung là 1,6 triệu tấn.

Việt Nam đã xuất khẩu 1,27 triệu tấn, tiêu thụ trong nước khoảng 250.000 tấn, tổng cộng 1,52 triệu tấn. Như vậy, hàng tồn kho còn lại chỉ còn khoảng 80.000 tấn. 

Trong khi đó, nhu cầu xuất khẩu mỗi tháng trung bình trên 100.000 tấn và Việt Nam còn tới 4 tháng nữa mới kết thúc niên vụ. 

Theo khảo sát từ một số doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy lượng hàng chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp FDI. 

Brazil, quốc gia trồng robusta lớn thứ hai thế giới, bắt đầu thu hoạch từ tháng 5. Việc giá cà phê robusta liên tục tăng mạnh thời gian qua có thể kích thích người dân Brazil xuất khẩu mạnh loại cà phê này trong thời gian tới. Tuy nhiên, cần lưu ý việc thiếu hàng xảy ra ở mọi nơi. 

Bloomberg ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam năm nay thấp nhất trong 4 năm qua. Còn với Brazil, sản lượng dự kiến giảm 5%. Đặc biệt, sản lượng cà phê robusta của Indonesia có thể giảm tới 20% do thời tiết bất lợi. 

Ngoài ra, nguồn cung cà phê robusta của Brazil cũng không thể đáp ứng được nhu cầu. Bởi, không giống như hàng của Việt Nam, hạt robusta của Brazil chỉ có thể dùng trong chế biến cà phê hoà tan mà không thể rang xay hoặc phối trộn với hạt arabica. 

Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) lượng cà phê robusta xuất khẩu của Brazil trong 7 tháng niên vụ 2022 - 2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2023) cũng giảm mạnh tới 36%. 

Với hạt arabica, xu hướng giảm có thể vẫn tiếp diễn trong thời gian tới do kinh tế khó khăn, làm giảm nhu cầu đối với loại cà phê có giá tiền cao hơn so với hạt robusta.

Anh Thư