Giá cà phê hôm nay 19/12: Tiếp tục giảm 200 đồng/kg, giá cao su giảm 2%
Cập nhật giá cà phê
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay ngày 20/12
Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tiêp tục giảm 100 - 200 đồng/kg dao động trong khoảng 32.100 - 32.700 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Kon Tum và Đắk Lắk, theo tintaynguyen.com.
Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg xuống 33.900 đồng/kg.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
LÂM ĐỒNG | |
— Lâm Hà (Robusta) | 32.200 |
— Bảo Lộc (Robusta) | 32.100 |
— Di Linh (Robusta) | 32.100 |
ĐẮK LẮK | |
— Cư M'gar (Robusta) | 32,800 |
— Ea H'leo (Robusta) | 32.700 |
— Buôn Hồ (Robusta) | 32.600 |
GIA LAI | |
— Chư Prông (Robusta) | 32.600 |
— Pleiku (Robusta) | 32.500 |
— Ia Grai (Robusta) | 32.500 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa (Robusta) | 32.500 |
— Đắk R'lấp (Robusta) | 32.400 |
KON TUM | |
— Đắk Hà (Robusta) | 32.600 |
HỒ CHÍ MINH | |
— R1 | 33.900 |
Giá cà phê robusta giao trong tháng 1/2020 giảm 1,4% xuống 1.386 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2020 giảm 0,7% xuống 132,7 UScent/pound.
Theo báo cáo thị trường cà phê tháng 11 của ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 đạt 8,91 triệu bao, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017.
Con số này này thể hiện mức giảm 13,4% so với cùng kì năm 2018 và 2,4% so với cùng kì năm 2017. Khối lượng xuất khẩu cà phê robusta trên thế giới giảm 21,6% xuống còn 2,82 triệu bao và cà phê arabica giảm 9% xuống 6,08 triệu bao, theo ICO.
Sản lượng cà phê từ Arab Saudi chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất, giảm 23,2% xuống còn 1,33 triệu bao trong khi khối lượng xuất khẩu từ Brazil giảm 9,5% xuống còn 3,44 triệu bao.
Ngược lại, xuất khẩu từ Colombia tăng 13,5% lên 1,31 triệu bao so với cùng kì năm ngoái. Sự mất giá của đồng tiền Colombia so với đồng USD trong phần lớn năm 2019 có thể là yếu tố góp phần giúp các lô hàng từ Colombia tăng.
Xuất khẩu cà phê từ Nam Mỹ lên tới 5,29 triệu bao trong tháng 10, dẫn đầu là 3,42 triệu bao từ Brazil. Xuất khẩu từ Brazil, chiếm 38,4% tổng xuất khẩu cà phê của khu vực, giảm 12,9% so với tháng 10/2018 do vụ mùa năm 2019 - 2020 thu hẹp.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay tại vùng Tây Nguyên và miền Nam đi ngang, dao động trong khoảng 40.000 - 42.500 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu tại tỉnh Đồng Nai và Gia Lai thấp nhất và cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu, theo tintaynguyen.com.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 41.000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 40.000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 41.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 42.500 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 41.500 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 40.000 |
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 10 tháng năm 2019 đạt 25.274 tấn, trị giá 79,78 triệu USD, tăng 19,4% về lượng, nhưng giảm 33% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ trong 10 tháng năm 2019 ở mức 3.157 USD/tấn, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ từ Việt Nam đạt mức 2.438 USD/tấn, giảm 43,7%; Indonesia đạt 2.515 USD/tấn, giảm 46%; Sri Lanka đạt 6.268 USD/tấn, giảm 11,3%; Brazil đạt 2.338 USD/tấn, giảm 61,9%.
Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Ấn Độ trong 10 tháng năm 2019, đạt 12,1 nghìn tấn, trị giá 29,55 triệu USD, tăng 56,2% về lượng, nhưng giảm 12,1% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ tăng từ 36,7% trong 10 tháng năm 2018, lên 48% trong 10 tháng năm 2019.
Cập nhật giá cao su
Trên Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 1/2020 lúc 10h45 ngày 19/12 (giờ địa phương) giảm 2.1 xuống 174 yen/kg.
Giá cao su tăng do thị trường lo ngại nguồn cung giảm, sau khi các nước sản xuất hàng đầu xem xét hạn chế xuất khẩu để hỗ trợ giá.
Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC) bao gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia đang xem xét hạn chế xuất khẩu nhằm ổn định giá cao su.
Thái Lan đã thông qua kế hoạch giảm 21% diện tích trồng cao su trên toàn quốc, đồng thời nâng giá xuất khẩu cao su tăng gấp ba lần trong vòng 20 năm tới.
Thái Lan chiếm tới 40% nguồn cung cao su toàn cầu, nhưng giá cao su ở mức thấp trong nhiều năm gần đây đang gây khó khăn cho nông dân trồng cao su tại nước này.
Để hỗ trợ người trồng cao su, Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu giảm diện tích trồng cao su 21%, từ mức 3,73 triệu ha năm 2016, xuống còn 2,94 triệu ha; tăng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên từ 250 tỷ Baht mỗi năm, lên 800 tỷ Baht mỗi năm.