|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 1/8: Tăng 600 đồng/kg, sát mốc 67.000 đồng/kg

06:54 | 01/08/2023
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (1/8) tại thị trường trong nước tăng cao nhất 600 đồng/kg. Theo đó, tỉnh Đắk Nông tiếp tục giao dịch với mức cao nhất trong các địa phương là 66.900 đồng/kg.

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 2/8

Cập nhật giá cà phê trong nước

Theo ghi nhận tại giacaphe.com vào lúc 9h00, giá cà phê hôm nay tăng 500 - 600 đồng/kg. 

Trong đó, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 66.100 - 66.900 đồng/kg.

Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 66.100 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với 66.600 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg.

Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 66.700 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg.

Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 66.900 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát, tăng 600 đồng/kg.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

66.700

+600

Lâm Đồng

66.100

+500

Gia Lai

66.600

+600

Đắk Nông

66.900

+600

Tỷ giá USD/VND

23.485

-5

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 1/8. (Tổng hợp: Anh Thư)

Cập nhật giá cà phê thế giới

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2023 được ghi nhận tại mức 2.621 USD/tấn sau khi tăng 1,28% (tương đương 33 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2023 tại New York ở mức 164,65 US cent/pound sau khi tăng 4,27% (tương đương 6,75 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Anh Thư

Uganda đang phải đối mặt với những tác động đáng kể của biến đổi khí hậu; tăng tần suất các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, giảm mực nước, thay đổi kiểu thời tiết, cũng như hạn hán, những ảnh hưởng kinh tế xã hội khiến các cộng đồng nông nghiệp rất dễ bị tổn thương.

Cà phê Arabica được trồng ở những vùng có độ cao lớn (trên 1400m), nhưng ngưỡng độ cao này có thể tăng lên nếu nhiệt độ tăng. 

Người Uganda có lịch sử lâu đời trồng cây cà phê và loại cây này là nền tảng kinh tế đối với người dân nơi đây.

Uganda kiếm được 718,96 triệu USD vào năm 2021 từ xuất khẩu cà phê, tăng từ 515,53 triệu USD vào năm 2020. Theo truyền thống nơi đây, cà phê là biểu tượng của tình bạn và lòng mến khách đối với người dân nơi đây. 

Tuy nhiên, nét văn hoá và sức mạnh kinh tế của cây cà phê đang bị đe doạ dưới tác động của biến đổi khí hậu, theo Monitor

Một nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu chỉ ra rằng áp lực khí hậu có thể làm giảm đến 50% diện tích phù hợp để trồng cây cà phê, đặc biệt là cà phê arabica trên toàn cầu.

Bà Janet Nabutuwa, một nông dân trồng cà phê và là thành viên của Nhóm Nông dân Cà phê Namayonyi Shalom kể lại sự thất vọng của mình khi trồng cà phê trong bối cảnh thời tiết thay đổi: "Tôi lớn lên nhìn bố mẹ trồng cà phê, khi lập gia đình, tôi bắt chước họ trồng thêm cà phê. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ trải qua những thử thách về điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy".

Bà chia sẻ thêm: "Đôi khi, chúng tôi trải qua mùa khô kéo dài trong khi mùa mưa ngắn hơn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cà pê. Tôi không thể nhớ đã bao nhiêu lần tôi phải thay cây con do hạn hán kéo dài".

Anh Thư