Giá cà phê hôm nay 13/2: Thị trường đồng loạt đi xuống
Cập nhật giá cà phê trong nước
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 14/2
Theo khảo sát vào lúc 6h, giá cà phê hôm nay giảm 400 đồng/kg so với hôm qua.
Chi tiết, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 78.500 - 79.600 đồng/kg.
Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 78.500 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với giá 79.200 đồng/kg.
Song song đó, tỉnh Đắk Lắk có giá là 79.300 đồng/kg và tỉnh Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 79.600 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi |
Đắk Lắk |
79.300 |
-400 |
Lâm Đồng |
78.500 |
-400 |
Gia Lai |
79.200 |
-400 |
Đắk Nông |
79.600 |
-400 |
Tỷ giá USD/VND |
24.200 |
0 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Cập nhật giá cà phê thế giới
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2024 được ghi nhận tại mức 3.324 USD/tấn sau khi giảm 0,75% (tương đương 25 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2024 tại New York ở mức 195,6 US cent/pound sau khi giảm 0,36% (tương đương 0,7 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h (giờ Việt Nam).
Theo Báo Gia Lai Online, gia đình anh Nguyễn Hữu Thuận (trú thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ) có thu nhập cao gấp nhiều lần so với cách cũ nhờ vào việc áp dụng phương pháp trồng, chăm sóc cây cà phê mới. Huyện Đức Cơ đang nhân rộng mô hình này nhằm giúp người dân trên địa bàn có thu nhập cao hơn từ trồng cây cà phê.
Giới thiệu về khu rẫy trồng 500 gốc cây cà phê đang áp dụng phương pháp canh tác mới, anh Nguyễn Hữu Thuận bộc bạch: Nói ngắn gọn, thuận miệng là trồng cà phê lười nhưng theo khoa học thì là phương pháp trồng cà phê đa thân không hãm ngọn.
Cách trồng này khác phương pháp truyền thống là công chăm sóc ít, sử dụng phân bón sinh học, tiết kiệm diện tích đất và có thu nhập cao hơn.
Anh Thuận chia sẻ: “Tức là nếu trồng theo phương pháp truyền thống, chúng ta phải bỏ nhiều công sức để cắt tỉa cành, tưới nước, dọn cỏ và thu hái.
Đối với phương pháp trồng cà phê lười thì khoảng cách giữa các hàng sát nhau hơn trước, cây cỏ trong vườn để mọc cao đến đầu gối rồi mới cắt, không bấm ngọn của cây cà phê, cành và thân cho mọc nhiều hơn.
Ngoài ra, lúc cắt tỉa cành, chúng ta sẽ dùng dao chặt luôn, không cần dùng kéo lựa cành tỉa như hình thức cũ; lượng phân bón chỉ 150-200 gram/cây/năm và tưới nước cũng chỉ 1 đợt thôi. Tôi sẽ chờ cho hoa cả vườn cương căng nụ rồi mới tưới nước. Như thế thì hoa nở đều, bung hết nụ và thụ phấn cao hơn, quả cũng sẽ chín đồng loạt. Tôi áp dụng phương pháp này từ năm 2019 và nhận thấy hiệu quả kinh tế cao gấp bội lần”.
Sau vụ thu hoạch, 500 gốc cà phê trồng tại làng Nẻh (xã Ia Din) của gia đình anh Thuận vẫn xanh tốt, nụ hoa chúm chím chờ ngày bung nở. Phía dưới mặt đất, cỏ cây kết thảm quanh các gốc cây cà phê.
Theo anh Thuận: Trước năm 2019, tình cờ lướt mạng trên điện thoại, anh biết đến phương pháp trồng cà phê lười. Càng xem càng thấy thích thú nên anh triển khai làm thử nghiệm. Sẵn có khu vườn cà phê đến thời điểm tái canh, anh quyết định mua giống cà phê TS5 về trồng mới theo phương pháp đã học hỏi trên mạng. Kết quả đạt được ngoài sức mong đợi của gia đình.
Anh Thuận cho biết: "2 năm nay, sản lượng thu hoạch khu vườn này đạt 4 tấn nhân khô/năm. Quả cà phê cũng to và đều nhân hơn hẳn. Còn chi phí thuê nhân công chăm sóc vườn cây, mua phân bón, tưới tắm cây cối chỉ bằng 1/3 so với phương pháp cách tác cũ. Ví như phương pháp cũ mất 100 công chăm sóc cho 500 gốc cà phê/năm thì áp dụng phương pháp cà phê lười chỉ mất chừng 30 công".
Thành công của việc thí điểm trồng cà phê lười tại khu vườn ở làng Nẻh, gia đình anh Thuận tiếp tục triển khai trên khu vườn rộng hơn 1 ha ở thôn Thống Nhất. Hiện gia đình anh đang ghép chồi tái canh trên gốc cà phê trồng trước đó ở khu vườn này. Bên cạnh đó, gia đình anh Thuận cũng đang tập trung chế biến cà phê sạch để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Nhờ vậy, từ năm 2021 đến nay, mỗi năm, gia đình anh Thuận có thu nhập hơn 630 triệu đồng từ trồng cà phê lười, chế biến cà phê sạch. Riêng năm 2023, mô hình trồng cà phê lười của anh Thuận cho nguồn thu lãi khoảng 280 triệu đồng. Số thu còn lại là từ 1 ha cà phê trồng theo phương pháp truyền thống với năng suất 5 tấn nhân và chế biến cà phê sạch.
Hiện gia đình anh cũng đang đầu tư kinh phí mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm tập trung mạnh vào khâu chế biến cà phê sạch theo theo hướng hữu cơ với mong muốn có nguồn thu nhập cao hơn trong những năm tới.
Cùng tham quan mô hình trồng cà phê lười của gia đình anh Thuận, ông Phùng Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Din, cho hay: “Gia đình anh Thuận tiên phong đi đầu ở xã trong việc áp dụng phương pháp trồng, chăm sóc cà phê đa thân không hãm ngọn. Hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 2-3 lần so với phương pháp trồng truyền thống. Đến vụ thu hái cũng dễ thuê nhân công hơn bởi cà phê không khó hái. Xã cũng đang tuyên truyền vận động bà con trồng cà phê áp dụng theo phương pháp này để có thu nhập cao hơn.
Hiện ở xã có thêm 1 gia đình khác bắt đầu áp dụng phương pháp trồng cà phê đa thân không hãm ngọn. Thời gian qua, các xã khác trong huyện cũng cử đoàn cán bộ xuống tham quan học tập kinh nghiệm để xây dựng mô hình thí điểm tại địa phương và nhân rộng ra địa bàn”.
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ Vũ Mạnh Định cho biết: "Tôi trực tiếp tham quan khu vườn trồng theo phương pháp cà phê lười của gia đình anh Thuận. So với phương pháp trồng truyền thống như lâu nay thì trồng cà phê lười mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.
Các phòng chức năng cũng đã thành lập đoàn xuống vườn tham quan, kiểm tra, nắm bắt thông tin kỹ thuật trồng và chăm sóc để có hướng nhân rộng trên địa bàn huyện. Qua đó, góp phần tăng thu nhập cho người dân, nhất là các hộ người dân tộc thiểu số".