|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 12/10: Tiếp tục giảm 300 đồng/kg vào cuối tuần

09:28 | 12/10/2019
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên giảm 300 đồng/kg xuống 31.300 - 32.500 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên giảm 300 đồng/kg xuống 31.300 - 32.500 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.com.

Xem thêm: Giá cà phê ngày 14/10

Giá cà phê quanh cảng TP HCM giảm 1 USD/tấn xuống 1.347 USD/tấn.

  Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1.332Trừ lùi: +150
Giá cà phêĐắk Lăk32.200-300
Lâm Đồng31.300-300
Gia Lai31.700-300
Đắk Nông31.900-300
Hồ tiêu40.0000
Tỷ giá USD/VND23.1400
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê robusta giao trong tháng 11 giảm 1% lên 1.262 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 12 giảm 0,12% xuống 93,3 UScent/pound.

Theo báo cáo từ Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong năm 2018 - 2019 ước tăng 3,7% lên 168,87 triệu bao, gồm một phần của vụ mùa mới của các nước sản xuất với các vụ mùa bắt đầu vào tháng 4 và tháng 7.

Sản lượng của cả cà phê arabica và robusta đều tăng trong năm 2018 - 2019, mặc dù phần lớn mức tăng đến từ robusta, tăng 6,7% lên 66,04 triệu bao so với năm 2017 - 2018. Sản lượng cà phê arabica tăng 1,8% lên 102,68 triệu bao, theo ICO.

Sản lượng tăng ở tất cả khu vực ngoại trừ Mexico và Trung Mỹ, nơi thu hoạch giảm 0,8% xuống còn 21,47 triệu bao. Gần một nửa số cà phê thế giới được sản xuất tại Nam Mỹ, nơi sản lượng ước tính tăng 4,8% lên 80,95 triệu bao trong năm nay.

Sản lượng ở châu Á & châu Đại Dương tăng 4,6% lên 48,46 triệu bao trong khi sản lượng ở châu Phi tăng 1,9% lên 17,99 triệu bao.

Nguồn cung lớn hơn trong năm cà phê 2018 - 2019 được phản ánh qua sự gia tăng của xuất khẩu. Trong 11 tháng đầu năm 2018 - 2019, xuất khẩu cà phê thế giới tăng 9,2% lên tới 120,28 triệu bao so với cùng kì năm ngoái.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay toàn vùng Tây Nguyên đi ngang, dao động trong khoảng 39.000 - 42.500 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu thấp nhất tại Đồng Nai và Gia Lai, cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

ĐẮK LẮK 
— Ea H'leo40.500
GIA LAI 
— Chư Sê39.000
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa40.500
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
— Tiêu41.500
BÌNH PHƯỚC 
— Tiêu40.500
ĐỒNG NAI 
— Tiêu39.000

Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết gần đây như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu. 

Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, đối với mặt hàng hồ tiêu, Hiệp định CPTPP có 9 nước cam kết xóa bỏ ngay lập tức thuế quan gồm: Úc, New Zealand, Canada, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile, Peru, Nhật Bản. Riêng thị trường Mexico cam kết xóa bỏ thuế theo lộ trình 16 năm đối với mặt hàng hồ tiêu xanh. 

Đáng chú ý, trong các nước CPTPP, chỉ có Malaysia là nước có sản xuất hồ tiêu đáng kể, tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3% lượng xuất khẩu toàn cầu.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 11/2019 lúc 10h35 ngày 12/10 (giờ địa phương) giảm 0,1% xuống 154,5 yen/kg.

Theo ước tính, xuất khẩu cao su trong tháng 9/2019 đạt 160 nghìn tấn, trị giá 209 triệu USD, giảm 11,8% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với tháng 8/2019, nhưng tăng 5% về lượng và tăng 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. 

9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su ước đạt 1,12 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng 7,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong đó, xuất khẩu cao su tổng hợp trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 459,42 nghìn tấn, trị giá 630,6 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 0,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 47,7% trong tổng lượng cao su xuất khẩu. 

Các chủng loại cao su có lượng xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018 gồm: SVR 20 tăng 247,9%; CSR 10 tăng 157%; SVR 5 tăng 44,6%; RSS1 tăng 37,7%; SVR 10 tăng 32,2%... 

Các chủng loại cao su có lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018 gồm: Cao su tái sinh giảm 28,9%; cao su Skim block giảm 59,8%, SVR CV 50 giảm 10,4%...

H.Mĩ