|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Giá bitcoin hôm nay (9/8): Vượt 12.000 USD, Ấn Độ muốn cấm tiền số, Hàn Quốc xây blockchain giao dịch chứng khoán OTC

08:10 | 09/08/2019
Chia sẻ
Giá bitcoin hôm nay bật tăng mạnh sau khi giảm xuống 11.500 USD. Những lời đồng đoán về việc chính quyền Ấn Độ dự định cấm tiệt tiền kĩ thuật số cuối cùng đang trở thành sự thật.

Giá bitcoin hôm nay bật tăng mạnh sau khi giảm xuống 11.500 USD.

chi so gia bitcoin 9

Chỉ số giá bitcoin hôm nay (9/8) (nguồn: CoinDesk)

Giá bitcoin hôm nay ghi nhận vào lúc 7h10 ở mức 12.009,82 USD, tăng 0,26% so với 24 giờ trước.

Trong ngày, giá bitcoin giảm đều xuống mức thấp 11.502,53 USD vào lúc 0h45 sau đó bật tăng mạnh đến mức giá hiện tại.

Trên thị trường, có đến 61/100 đồng tiền giảm giá trong 24 giờ qua, với mức giảm cao nhất 13,6% so với 24 giờ trước. Ở chiều tăng giá, Egritia là đồng tiền dẫn đầu với tỉ lệ tăng 35,86%.

toan canh thi truong 9

Toàn cảnh thị trường tiền kĩ thuật số hôm nay (9/8) (Nguồn: Coin360.com)

Trong top 10, số đồng tiền tăng – giảm hôm nay là 2 và 8.

top 10 ngay 9

Nhóm 10 đồng tiền kĩ thuật số hàng đầu theo giá trị thị trường hôm nay (9/8) (nguồn: CoinMarketCap)

Ethereum giảm 2,33% còn 220,98 USD. XRP giảm 1,38% còn 0,3075 USD.

Bitcoin Cash mất 1,78% trong ngày, còn 333,65 USD.

Litecoin còn 90,12 USD sau khi giảm 1,04%.

Binance coin là đồng tiền tăng mạnh nhất trong top 10, thêm vào 5,05% trong 24 giờ qua, đạt 30,76 USD.

Tether cũng giảm nhẹ 0,48% còn 0,9974 USD.

Eos giảm 1,65% so với 24 giờ trước, ghi nhận mức giá 4,16 USD.

Bitcoin Sv giảm 2,24% trong ngày, còn 144,00 USD.

Monero giảm còn 95,26 USD sau khi mất 2,1% so với 24 giờ trước.

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận được vào lúc 7h02 ở 309,08 tỉ USD, giảm 0,78 tỉ USD so với 24 giờ trước.

tong gia tri thi truong 9

Tổng giá trị thị trường và khối lượng giao dịch tiền kĩ thuật số hôm nay (9/8) (nguồn: CoinMarketCap)

Khối lượng giao dịch 24 giờ của thị trường đạt 58 tỉ USD, thấp hơn 8,27% so với ngày 8/8.

Ấn Độ muốn cấm tiền kĩ thuật số

Những lời đồng đoán về việc chính quyền Ấn Độ dự định cấm tiệt tiền kĩ thuật số cuối cùng đang trở thành sự thật, trang ambcrypto đưa tin.

Báo cáo chính thức cùng với dự luật từ Ủy ban nhiều bộ trưởng về việc hình thành khung pháp lí đối với tiền kĩ thuật số được đưa ra ngày 22/7, một ngày trước khi Tòa án Tối cao được xếp lịch xem xét về trường hợp tiền kĩ thuật số.

bitcoin 9

Ấn Độ cấm tiền kĩ thuật số (nguồn: ambcrypto)

Với nhan đề "Luật Cấm tiền kĩ thuật số và Quản lí tiền kĩ thuật số chính thức, 2019" đưa ra đề nghị cấm hoàn toàn bất cứ đồng tiền kĩ thuật số nào mặc dù ủy ban đề nghị tăng cường chấp nhận blockchain và công nghệ sổ cái phân tán.

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ tiền kĩ thuật số của cộng đồng tiền kĩ thuật số của Ấn Độ đã lên tiếng những lo ngại về việc cấm đoán và tính tiêu cực của nó. Ấn Độ sẽ mất cơ hội đổi mới như họ làm những năm cuối thập niên 90 trong thời kì bùng nổ Internet.

Sidharth Sogani, Giám đốc điều hành của CREBACO Global Inc, công ty phân tích tập trung vào tiền điện tử và blockchain được thành lập vào tháng 4/2018, cho rằng Ấn Độ sẽ mất khoảng 84.000 Rupee, tương đương khoảng 12,9 tỉ USD vốn hóa do lệnh cấm được đề xuất.

6 công ty fintech Hàn Quốc xây blockchain giao dịch chứng khoán OTC

6 công ty fintech của Hàn Quốc vừa kí thỏa thuận tạo ra một nền tảng blockchain giúp giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết.

CoinDesk đưa tin mục đích của tập đoàn này là tạo ra một nền tảng làm giảm chi phí giao dịch, tăng tiến độ và tăng bảo mật. Nền tảng này sẽ giúp giao dịch hiệu quả cũng như tiếp cận được nhiều nhà đầu tư trong nước.

6 công ty bao gồm Korea Accelerator Association, KEB Hana Bank, Hana Financial Investment, Daejeon Techno Park, và Amicus Rex để xây dựng một "nền tảng thị trường cổ phiếu chưa niêm yết".

Nền tảng sẽ được đưa ra trong nửa cuối năm nay bởi Koscom. Koscom có 76,6% thuộc sở hữu của Korea Exchange.

Thành Nguyên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.