Geogre Soros: Đằng sau bộ óc của nhà đầu cơ ưa mạo hiểm số 1
Tỷ phú Geogre Soros. |
“Không có rủi ro, sẽ chẳng có sự sống”
Tháng 7/2017, Chính phủ Hungary đã phát động một chiến dịch gán mác tỷ phú đầu tư George Soros là “mối đe dọa với an ninh quốc gia”. Chiến dịch chính thức bao gồm áp phích và bảng quảng cáo treo tại các thành phố lớn, với hình ảnh tỷ phú người Do Thái sinh ra ở Hungary bên cạnh dòng chữ: “Đừng cho phép Soros có tiếng cười cuối cùng”. Các áp phích vốn bị cộng đồng người Do Thái chỉ trích, cáo buộc ông Soros ủng hộ nhập cư bất hợp pháp vào Hungary.
Tỷ phú từng “đánh sập” Ngân hàng Trung ương Anh George Soros có các hoạt động liên quan đến dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là ở Trung Âu và Đông Âu trong nhiều thập niên qua. George Soros từng tuyên bố cam kết đầu tư số tiền lên tới 500 triệu USD để giúp người tị nạn và người di cư trên toàn cầu.
Theo tuyên bố mà Soros đưa ra, các khoản đầu tư nói trên sẽ thuộc sở hữu các tổ chức phi lợi nhuận của ông. Lợi nhuận thu về sẽ được rót cho các chương trình của quỹ từ thiện mang tên Open Society Foundations, bao gồm các chương trình mang lại lợi ích cho người di cư và người tị nạn.
Dù vậy, việc ủng hộ những người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi đến châu Âu khiến ông trở thành mục tiêu của chính phủ Hungary, do Thủ tướng Victor Orban dẫn đầu.
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cáo buộc Soros muốn phá vỡ hàng rào an ninh biên giới, và để “hàng trăm ngàn người nhập cư bất hợp pháp tràn vào châu Âu và Hungary”. Phát ngôn viên của ông Soros thì cho hay quan điểm của ông đã bị “cố tình xuyên tạc”.
Theo phát ngôn viên Michael Vachon, quan điểm thực sự của tỷ phú Soros về vấn đề di cư là cộng đồng quốc tế nên hỗ trợ nhiều hơn cho các nền kinh tế đang phát triển vốn có 89% người tị nạn hiện nay. Bên cạnh đó, châu Âu cũng nên chấp nhận hàng trăm ngàn người tị nạn thông qua một quá trình kiểm tra đầy đủ và tái định cư có trật tự.
Theo ông Vachon, chiến dịch chống tỷ phú Soros rõ ràng có khuynh hướng chống người Do Thái và “gợi nhớ đến thời gian đen tối nhất của châu Âu”. Ông cho biết thêm một số áp phích đã có nội dung chống Do Thái, trong đó gồm cụm từ “người Do Thái hôi”. Các lãnh đạo người Do Thái cảnh báo rằng các tấm poster có thể kích động một cuộc tấn công chống người Do Thái.
Trong cuốn sách "Masquerade: The Incredible True Story of How George Soros' Father Outsmarted the Gestapo" (tạm dịch: Giả trang: Sự thật khó tin về người cha của George Soros đã làm thế nào để đánh lừa quân Gestapo), tác giả Tivadar Soros đã phác họa những hồi ức về việc người cha của George Soros mạo hiểm làm giả giấy tờ tùy thân cho những người Do Thái để trốn thoát khỏi Đức quốc xã, trong đó có cậu con trai Soros lúc đó mới 14 tuổi. Mỗi ngày trôi qua đều là một cuộc chiến cân não giữa lằn ranh cái chết và sự sống mong manh, cha của Soros đã nói: "Nếu không có rủi ro, sẽ chẳng có sự sống".
Thái độ ưa rủi ro đã giúp nhà đầu tư thiên tài George Soros thắng lớn trong nhiều canh bạc đầu tư và trở thành tỷ phú, nhưng chính điều đó cũng đem lại cho ông nhiều kẻ thù.
Nhà đầu cơ ưa mạo hiểm số 1
Nếu ai đó ghét từ “đầu cơ” thì George Soros được coi là một trong những nhà đầu cơ quyền lực và thành công bậc nhất. Một trong những thương vụ nổi tiếng của Soros là vụ đầu cơ vào đồng bảng Anh.
Những tay đầu cơ tiền tệ luôn đánh cược vào nhược điểm của các nền kinh tế. Năm 1992, Soros vận dụng nguyên lý này đến mức cực điểm, khi "quật đổ" cả Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Kinh tế Anh năm ấy thiệt hại mất 1 tỷ USD và số tiền này dĩ nhiên đã chảy vào túi Soros.
Không những làm mất giá đồng bảng Anh, chiến dịch đầu cơ của Soros còn gây ảnh hưởng hàng chục đồng tiền châu Âu khiến EU phải hoãn đến 5 năm mới có thể đưa đồng Euro vào lưu hành.
Một số người vinh danh tỷ phú Soros là nhà tiên tri của thị trường tài chính, đa số lại cho rằng ông là kẻ tung hứng thị trường tài chính một cách nhẫn tâm. Bản thân Soros tự nhận là một nhà từ thiện, giúp đỡ các chính phủ xác định được những điểm yếu kém để họ có thể loại bỏ các thiếu sót và chỉ “nhân tiện” tận dụng những lỗ hổng đó để hưởng lợi.
Có thể nói quan điểm đầu tư của Soros hoàn toàn trái ngược với cây đại thụ đầu tư khác là Warren Buffet. Nếu như Buffet nổi tiếng với hai nguyên tắc “1. Không để mất tiền; 2. Không quên nguyên tắc 1” thì Soros sẵn sàng mạo hiểm. Chính bởi sự mạo hiểm đó mà Soros đã nhiều lần chịu những tổn thất tài chính không nhỏ.
Tháng 10/1987, khi mọi người nghi ngại trước sự tăng trưởng bong bóng của thị trường chứng khoán Mỹ thì George Soros vẫn đẩy mạnh đầu tư. Và sau đó sự kiện “Ngày thứ Hai đen tối” nổ ra, chỉ số Dow Jones đã giảm kỷ lục 508 điểm, tức 22,61% chỉ trong một ngày. Sự kiện đó khiến George Soros cũng bị thiệt hại 300 triệu USD.
Thương vụ sau còn đau đớn hơn nhiều. Năm 1999, Soros tiên đoán những công ty công nghệ thông tin sẽ suy sụp và bán toàn bộ cổ phiếu của những công ty này ra công chúng. Tuy nhiên, thị trường công nghệ thông tin vẫn làm ăn phát đạt và giá cổ phiếu vẫn tăng. Soros chịu tổn thất 700 triệu USD do bán sớm cổ phiếu.
Sau đó nghĩ rằng mình sai lầm, ông bỏ tiền ra mua lại những cổ phiếu công nghệ thông tin với mức giá cao mà không biết rằng mình đang phạm sai lầm kế tiếp. Năm 2000, chỉ số chứng khoán công nghệ NASDAQ cuối cùng đã rớt thê thảm kéo theo gần 3 tỷ USD tiền đầu tư của George Soros.
Tuy có vấp váp nhưng có thể nói những thương vụ thành công của Soros đã tạo ra những khoản tài chính dồi dào đủ lấp đầy nhiều lần lỗ hổng tài chính của những lần thất bại.
Không chỉ trên thị trường tài chính, Soros còn có tầm ảnh hưởng cả về mặt chính trị. |
Soros hiện là người điều hành Công ty quản lý quỹ Soros Fund Management của gia đình. Quỹ này có quy mô tài sản 25 tỷ USD. Ông còn là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của OSF, một tổ chức từ thiện hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục, nhân quyền, di cư và y tế, với khoảng 40 văn phòng trên toàn cầu.
Không chỉ trên thị trường tài chính, Soros còn có tầm ảnh hưởng cả về mặt chính trị. Từ lâu, Soros đã bị xem là người đứng đằng sau nhiều cuộc lật đổ các chính thể nước ngoài thông qua các quỹ đầu tư trên.
Trong cuốn sách "Soros và đế chế ma quỷ" (George Soros and his evil empire), tác giả Katherine Frisk viết: "George Soros là một người đàn ông rất bận rộn trong thế kỷ XX và XXI. Ông ta đã thêm một thủ thuật vào kho vũ khí của mình, nó được gọi là “cuộc cách mạng màu”. Mùa xuân Arập đã gây ra nhiều cái chết và phá hủy trật tự xã hội khắp Trung Đông. Bắt đầu từ Libya và lan sang khắp Bắc Phi, cuộc cách mạng màu của Soros đã kéo dài đến Kiev và mong muốn lật đổ chính phủ dân cử ở Nga. Ngoài ra, người ta còn nhìn thấy bàn tay của Soros ở Brazil và sự bất ổn về chính trị và các cuộc tấn công kinh tế đang diễn ra ở đất nước này...
Để làm được tất cả những điều đó, Soros thông qua các quỹ bình phong của mình. Hiện các quỹ này đã có mặt tại hơn 60 nước châu Mỹ, Âu, Á và Phi, mỗi năm chi tổng cộng 900 triệu USD theo tôn chỉ "mở cửa xã hội".
Dư luận quốc tế đã chỉ ra rằng, "mở cửa xã hội" chỉ là một chiêu bài, viện trợ và nâng đỡ người nghèo cũng chỉ là vỏ ngoài. Ý đồ thực sự của quỹ Soros là xuất khẩu hình thái ý thức và quan niệm giá trị của Mỹ vào các quốc gia mà họ cho rằng "chưa dân chủ đủ mức" để dấy lên "làn sóng dân chủ", thông qua việc thay đổi chính quyền để mở đường cho cơ hội đầu tư làm ăn.
Chuyện ngân hàng tìm đối tác ngoại, nay còn giống xưa? Khi ngân hàng ngoại thoái vốn khỏi ngân hàng Việt thì cũng là lúc các nhà băng rục rịch kế hoạch tìm kiếm những nhà ... |
Tín dụng BOT, BT: Còn đó những mối lo Phần lớn nguồn đầu tư thực hiện dự án BOT là từ ngân hàng, nhà đầu tư chỉ góp được 10-15%. |
[Infographics] Giao dịch chứng khoán phái sinh có gì khác giao dịch cổ phiếu? Để giúp nhà đầu tư hiểu về thị trường chứng khoán phái sinh (CKPS) một cách đơn giản nhất, infographics dưới đây sẽ so sánh ... |