|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Gạo bị loại khỏi hiệp ước thương mại Mỹ - Nhật

07:57 | 18/09/2019
Chia sẻ
Người trồng lúa ở Mỹ sẽ không thể tăng doanh số bán hàng theo các điều khoản hiện tại của thỏa thuận thương mại được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông qua.

Mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần hoàn thiện, nhưng các nguồn thạo tin cho hay Nhật Bản sẽ không tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với gạo được trồng ở Mỹ. 

Các nhà sản xuất Mỹ hi vọng vấn đề này sẽ được giải quyết trong giai đoạn đàm phán thứ hai giữa hai nước, theo Japan Times.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu ông Trump và ông Abe sẽ tiếp tục đàm phán hay không, vì bất kì thỏa thuận thương mại nào ở Nhật Bản phải được sự chấp thuận của nghị viện và chính quyền Tổng thống Trump sắp hết thời gian trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 diễn ra.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chính của nông dân trồng lúa Mỹ, những người đã chịu áp lực sau khi quốc gia châu Á kí các hiệp định thương mại với quốc gia khác, gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương 11 thành viên sửa đổi. 

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue đã đề nghị Nhà Trắng có thể nhượng bộ về gạo, vốn là một vấn đề văn hóa ở Nhật Bản, truyền thông địa phương đưa tin. 

"Mặc dù chúng tôi rất vui khi thấy thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Nhật Bản, chúng tôi đã thất vọng khi gạo Mỹ không nằm trong thoả thuận", ông Stuart Hoetger, một thương nhân gạo kiêm quản lí của Pinnacle Rice Coop ở Chico, California cho biết. 

Người phát ngôn của Đại diện Thương mại Mỹ đã không trả lời yêu cầu bình luận. 

Nhật Bản được yêu cầu nhập khẩu 682.000 tấn gạo theo các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với Mỹ thường chiếm khoảng một nửa số đó, theo USA Rice. 

Kể từ khi Nhật Bản kí Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tính cạnh tranh gia tăng từ các nhà sản xuất Australia, nhóm công nghiệp cho biết.

Chris Crutchfield, chủ tịch của nhà máy xay xát và tiếp thị American Commodity Company LLC ở Williams, California, cho biết ngành công nghiệp Mỹ muốn không chỉ có khối lượng tiếp cận lớn hơn mà chất lượng tốt hơn đối với thị trường Nhật Bản. 

Phần lớn gạo Mỹ tới Nhật Bản được chính phủ bán đấu giá và được sử dụng để làm mì, bia hoặc rượu sake, chỉ với một lượng nhỏ được bán dưới dạng gạo ăn. Gạo Mỹ nên được phép bán đấu giá trực tiếp cho người mua tư nhân và được đánh dấu là được trồng ở Mỹ.

Lyly Cao

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.