Gần Rạng Đông còn nhiều nhà máy thuộc diện di dời đang hoạt động
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu vực quận Thanh Xuân có nhiều nhà máy không phù hợp qui hoạch, nguy cơ ô nhiễm môi trường phải di dời khỏi nội đô. Cụ thể, năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng năm, Hà Nội đã ra quyết định chuyển nhiều nhà máy nguy cơ ô nhiễm ra khỏi nội đô.
Tuy nhiên, 16 năm sau, các cụm nhà máy nêu trên vẫn "án binh bất động". Trong ảnh: Nhà máy Rạng Đông mới xảy ra vụ cháy.
Theo Bộ TN&MT, vụ cháy ở nhà máy Rạng Đông đã phát tán ra môi trường 15,1 đến 27,2kg thủy ngân.
Vụ cháy ở Rạng Đông cũng khiến người ta nghĩ đến nhiều nhà máy khách cách đó không xa như Thuốc lá Thăng Long.
Năm 2018, Báo Xây dựng dẫn Văn bản số 1399/UBND-TN&MT ngày 22/9/2017 của UBND quận Thanh Xuân gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc tổng hợp các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm và không phù hợp với quy hoạch chung cần phải di dời ra ngoài khu vực nội đô TP Hà Nội có nêu rõ: "Công ty Thuốc lá Thăng Long tại địa chỉ 235 Nguyễn Trãi, Thượng Đình là đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng".
Báo chí cũng tốn nhiều giấy mực phản ánh việc xả thải khói bụi ra môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng cuộc sống của người dân.
Cách Thuốc lá Thăng Long không xa là Công ty CP Cao su Sao Vàng.
Được biết, đơn vị này được phê duyệt chuyển về Hà Nội cả chục năm trước nhưng hiện tại vẫn đang hoạt động.
Chủ trương di dời di dời nhà máy Giày Thượng Đình được Hà Nội phê duyệt từ cuối năm 2010.
Tuy nhiên, năm 2019, đơn vị này mới xin Hà Nội chấp thuận di dời vì địa điểm này rất bất lợi do chi phí quá cao, sản xuất kinh doanh không thể bù đắp được chi phí thực tế, đặc biệt là chi phí thuê đất và chi phí khấu hao.
Năm 2016, tại báo cáo về tác động của Luật Thủ đô, TP Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Tuy nhiên, đến năm 2018 mới di dời được 2 cơ sở.