|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Gần 59% người trưởng thành có tài khoản thanh toán và thẻ ATM

22:33 | 06/12/2017
Chia sẻ
Theo thống kê mới nhất của NHNN, trên hệ thống ngân hàng có khoảng 127 triệu thẻ với 66,6 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, có 58,6% người trưởng thành có tài khoản và thẻ ATM.

Hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam ngày càng đa dạng

Trong Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ Việt Nam năm 2017 (VRBF 2017) diễn ra hôm nay (6/12), ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết kênh thanh toán bán lẻ trên thị trường Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực.

Đến hết quý III/2017, có khoảng 97 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Việt Nam. Trong đó, có 48 tổ chức cung ứng dịch vụ ATM; 34 tổ chức cung ứng dịch vụ POS; 76 tổ chức cung ứng dịch vụ qua Internet và 41 tổ chức cung ứng dịch vụ và điện thoại di động. Trên hệ thống ngân hàng có khoảng 127 triệu thẻ với 66,6 triệu tài khoản thanh toán cá nhân; 58,6% người trưởng thành có thẻ ATM.

Số lượng máy ATM và POS tăng chậm và chủ yếu ở Hà Nội và TP HCM với tỷ lệ tương ứng khoảng 37,5% - 64,5% trong toàn quốc. Số lượng người sử dụng ví điện tử tăng hơn 1,5 lần so với năm 2016 đạt 9,6 triệu người.

Cùng với đó, hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng hơn với hàng loạt các dịch vụ thanh toán như ví điện tử (momo, vimo, onepay,...), Bankplus, thu hộ - chi hộ kết hợp giữa PGBank và Petrolimex; dịch vụ tài chính cá nhân (moneylover, timo, mobivi); Blockchain/Bitcoin (cash2vn,VBTC Bitcoin,...)

gan 59 nguoi truong thanh co tai khoan thanh toan va the atm
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán trong VRBF 2017 (Ảnh: DB)

Ông Sơn nhận định Việt Nam có tiềm năng để phát triển kênh thanh toán mới với 60,5% dân số ở độ tuổi dưới 35 có khả năng dễ dàng thích ứng với các giải phát công nghệ mới; 60% dân số ở khu vực nông thôn đa phần chưa có tài khoản và gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính.

Mục tiêu 70% người trưởng thành Việt Nam có tài khoản ngân hàng

Trong thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của smartphone đã thay đổi thói quen của người dân trong nhiều lĩnh vực như tra cứu thông tin, mua sắm, giao dịch ngân hàng,...Việt Nam được đánh giá là quốc gia có số lượng người sử dụng Internet phát triển nhanh và sôi động trong khu vực chiếm 54% dân số và đứng thứ 5 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Do đó, Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển mạnh mẽ và đột phá về thanh toán bán lẻ qua kênh Internet và điện thoại di động.

Ông Sơn cho biết mục tiêu trọng tâm của Ngân hàng nhà nước trong việc phát triển các kênh phân phối mới là đẩy mạnh việc thanh toán qua di động; 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Cùng với đó, cần phát triển rộng rãi phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc,...

Dự kiến trong năm 2018, NHNN sẽ rà soát khuôn khổ pháp lý chung, đề xuất sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-Cp đảm bảo tính bao quát thống nhất và quản lý toàn diện các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Trong đó nghiên cứu bổ sung các phương tiện thanh toán mới như tiền điện tử, ví điện tử cho các ngân hàng.

NHNN sẽ ban hành mới các quy định về bộ tiêu chuẩn thẻ, tiêu chuẩn thanh toán QR, đồng thời rà soát các điều kiện cấp phép cung ứng dịch vụ tiền gửi thanh toán cho các tổ chức không phải ngân hàng.

gan 59 nguoi truong thanh co tai khoan thanh toan va the atm Chính phủ cam kết phát triển hệ sinh thái Mobile payment ở Việt Nam

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ cam kết sẽ tạo thuận lợi và thúc đẩy xu hướng thanh toán di động tại ...

Diệp Bình