FPT kỳ vọng doanh thu 600 triệu USD tại Nhật Bản vào năm 2020
Mảng phần mềm của FPT tăng trưởng rất tốt kể từ đầu năm |
Kết thúc 8 tháng đầu năm 2017, FPT đạt mức tăng trưởng 11% về doanh thu và 16% về lợi nhuận trước thuế (LNTT) và lợi nhuận sau thuế (LNST), vượt nhẹ 1% so với kế hoạch đề ra. Khối Công nghệ tăng trưởng mạnh, đặc biệt là mảng hoạt động trong nước với kết quả rất tích cực. Khối viễn thông tăng trưởng chậm lại so với đầu năm, khấu hao thời điểm cùng kỳ năm ngoái đã bắt đầu giảm khiến con số tăng trưởng thời điểm này trong năm nay giảm đi. Mảng bán lẻ tiếp tục bứt phá còn mảng phân phối đã cho thấy dấu hiệu bắt đầu ngừng suy giảm.
Báo cáo của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy tình hình hoạt động các mảng của CTCP FPT (Mã: FPT) trong giai đoạn 8 tháng đầu năm.
Doanh thu xuất khẩu phần mềm có thể tăng trưởng 22,5%, Nhật Bản là đầu tàu dẫn dắt
Nhật Bản vẫn được đánh giá là thị trường chính và dành nhiều sự quan tâm của Fsoft. FPT Nhật Bản hiện là công ty dịch vụ CNTT Việt Nam lớn nhất tại Nhật Bản và tiệm cận các công ty Top 50 tại đây với các tên tuổi lớn như Fujitsoft, DTS, Systena... Với gần 5.000 nhân viên đang làm việc cho thị trường này, FPT đặt mục tiêu nâng số lượng nhân viên phục vụ thị trường Nhật Bản lên 15.000 trong năm 2020, chiếm một nửa nhân lực của Fsoft.
FPT kỳ vọng thị trường này sẽ đem lại 600 triệu USD doanh thu cho công ty vào năm 2020 và trở thành nhà cung cấp dịch vụ/giải pháp trên nền công nghệ đám mây hàng đầu Nhật Bản. Công ty đang tích cực tuyển dụng nhân lực ở Việt Nam với chương trình 10.000 kỹ sư cầu nối được đào tạo và làm việc tại Nhật Bản đến năm 2020.
Trong năm nay, thị trường Nhật Bản tiếp tục ghi nhận những bước thành công mới khi mở chi nhanh thứ 4 tại khu vực phía Tây của Nhật Bản đồng thời giành được nhiều hợp đồng lớn về công nghệ đám mây ở khu vực này. BVSC ước tính doanh thu từ thị trường Nhật Bản của Fsoft đạt 3.500 tỷ trong năm 2017, tăng 25% yoy.
Trong năm 2017, thị trường Mỹ có thể đạt mức tăng trưởng 22% yoy tương đương 1.238 tỷ doanh thu. Thị trường châu Âu có thể tăng trưởng chậm lại do các diễn biến chính trị phức tạp ảnh hưởng đến tình hình đầu tư của khối doanh nghiệp, tăng trưởng ước đạt 10% tương đương doanh thu 809 tỷ đồng. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương ước đạt mức tăng trưởng mạnh 30% yoy tương đương 817 tỷ doanh thu do FPT đang có những hoạt động mở rộng tại thị trường này.
Tổng cộng, doanh thu xuất khẩu phần mềm của FPT có thể đạt 6.364 tỷ, tăng trưởng 22,5% trong năm 2017. Tỷ suất LNTT mảng này có thể đạt 17%, cao hơn 0,5% so với năm 2016 do các thị trường đã đi vào hoạt động ổn định, theo đó LNTT mảng xuất khẩu phần mềm có thể đạt 1.082 tỷ đồng, tăng trưởng 26,5% so với năm 2016.
Giá trị hợp đồng trong nước ký kết trong 8 tháng đạt hơn 3.100 tỷ đồng, tăng 10%
Mảng hoạt động trong nước của FPT cũng được BVSC kỳ vọng tích cực. Các mảng kinh doanh công nghệ có doanh thu chủ yếu từ thị trường trong nước gồm giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT và tích hợp hệ thống đã ghi nhận lợi nhuận dương thay vì âm trong giai đoạn đầu năm ngoái. Tổng giá trị hợp đồng ký kết các mảng này trong 8T-2017 đạt 3.114 tỷ đồng, tăng 10% yoy. Số dư giá trị hợp đồng còn ghi nhận được sau tháng 8/2017 của 3 lĩnh vực này là 3.091 tỷ đồng.
BVSC ước tính mảng giải pháp phần mềm doanh thu và LNTT năm 2017 có thể đạt 1.405 tỷ và 105 tỷ, tăng trưởng lần lượt 12%yoy và 40%yoy do nhiều dự án lớn sẽ được ghi nhận trong năm nay.
Mảng tích hợp hệ thống giành được nhiều hợp đồng lớn trong tháng 8, một số dự án phải kể đến như dự án y tế điện tử giai đoạn 2 cho Đồng Nai, dự án công nghệ cho thị trường chứng khoán phái sinh, dự án ERP cho FE Credit, dự án số hóa nghiệp vụ cho ngành đường sắt, dự án ERP cho QNS...
Ngoài ra FPT còn đang triển khai nhiều dự án lớn ở thị trường nước ngoài với tổng giá trị hợp đồng lên đến 60 triệu USD tại Bangladesh. Trong năm nay, BVSC ước tính doanh thu và LNTT mảng tích hợp có thể đạt 3.199 tỷ và 93 tỷ, tăng lần lượt 15% yoy và 35% yoy.
Trong năm 2017, mảng dịch vụ CNTT ước đạt 955 tỷ doanh thu và 118 tỷ LNTT, tăng lần lượt 10% yoy và 15% yoy.
Doanh thu bắt đầu tăng trưởng chậm lại tuy nhiên biên lợi nhuận được cải thiện.
Doanh thu cung cấp internet băng thông rộng tăng trưởng 9% trong 8T-2017 cho thấy doanh thu từ dịch vụ cáp quang bắt đầu chững lại. Sau giai đoạn tăng tốc từ 2015-2016, thị trường internet cáp quang đang trở về mức tăng trưởng ổn định hơn. Tăng trưởng doanh thu giảm ngoài yếu tố tăng trưởng thuê bao giảm còn đến từ việc FPT đưa ra nhiều các gói dịch vụ ưu đãi làm mức cước chung giảm đáng kể.
FPT đang tìm kiếm tăng trưởng từ thị trường ngoại thành và các tỉnh thành bằng việc đầu tư cáp quang hóa trị giá 1.537 tỷ trong năm nay vào khu vực này. Mặc dù tăng trưởng doanh thu giảm tuy nhiên khấu hao dự án quang hóa ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã được phân bổ hết, do đó biên lợi nhuận của mảng viễn thông sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Tổng hợp tác động từ 2 yếu tố trái chiều này vẫn mang lại lợi ích lớn hơn cho FPT khi lợi nhuận mảng dịch vụ viễn thông ước tính tăng trưởng tốt hơn năm ngoái. BVSC ước tính doanh thu và LNTT của mảng dịch vụ viễn thông trong năm 2017 có thể đạt lần lượt 7.009 tỷ và 1.065 tỷ, tăng lần lượt 13,5% yoy và 12,8% yoy.
Quảng cáo trực tuyến đạt mức tăng trưởng tốt nếu loại bỏ khoản lợi nhuận tài chính bất thường trong năm 2016. Thị trường này đang ngày càng phát triển với nhiều tiềm năng tuy nhiên cạnh tranh cũng gay gắt khi FPT phải chia sẻ thị trường với các tập đoàn lớn như Google hay Facebook...
Trong bối cảnh cạnh tranh cao, tăng trưởng trong 8 tháng đầu năm tương đối khả quan với lợi nhuận tăng 12% yoy, tuy nhiên nếu loại bỏ khoản lợi nhuận tài chính bất thường trong cùng kỳ năm ngoái thì mảng này đạt mức tăng 20% yoy về lợi nhuận. BVSC cho rằng FPT có thể duy trì mức tăng trưởng này đến cuối năm, doanh thu và lợi nhuận từ quảng cáo trực tuyến ước đạt lần lượt 534 tỷ và 284 tỷ, tăng trưởng lần lượt 9% yoy và 12% yoy.
Lãi sau thuế 8 tháng của FPT gần 1.700 tỷ đồng, tăng 15%
Sau khi thoái vốn hai công ty phân phối và bán lẻ và không hợp nhất vào báo cáo tài chính, hai khối Công nghệ ... |