|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

FLC trúng sơ tuyển đấu thầu dự án khu đô thị hơn 2.500 tỉ ở Sóc Trăng

11:20 | 20/06/2019
Chia sẻ
Vượt qua 2 đối thủ lớn trong làng BĐS là Đất Xanh và Cát Tường, công ty CP Tập đoàn FLC là nhà đầu tư trúng sơ tuyển đấu thầu dự án Khu đô thị mới Hồ Nước Ngọt, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng).

Dự kiến trong quý III/2019, các thủ tục chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Hồ Nước Ngọt, TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) sẽ được hoàn tất. Trước đó, chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển. Hai nhà đầu tư trượt sơ tuyển  là những "ông lớn" trong lĩnh vực bất động sản.

Dự án có tổng chi phí thực hiện hơn 2.562 tỉ đồng. Diện tích sử dụng đất của Dự án là 47,13ha tại Phường 5 và Phường 6, TP. Sóc Trăng, trong đó đất công là 19,84ha, đất thu hồi là 27,32ha. Thời gian thực hiện hợp đồng là 50 năm, trong đó thời gian xây dựng và hoàn thành công trình là 3 năm (kể từ ngày có quyết định giao đất).

sc

FLC trúng sơ tuyển đấu thầu dự án khu đô thị hơn 2.500 tỉ ở Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng. Ảnh: Báo Sóc Trăng

Trước đó, trong thời gian sơ tuyển nhà đầu tư, từ ngày 12/3 - 11/4/2019, có 3 nhà đầu tư tham dự, gồm: Liên danh Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh - Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Hà Thuận Hùng; Công ty CP Tập đoàn FLC; Công ty CP Tập đoàn Địa ốc Cát Tường. Tuy nhiên, Công ty CP Tập đoàn FLC là nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển.

Được biết, FLC vượt qua 2 nhà đầu tư tham gia vào vòng sơ tuyển đều là những ông lớn sở hữu nhiều quỹ đất ở các thị trường tỉnh lẻ. Trong đó, Đất Xanh được biết đến là nhà phát triển bất động sản có quy mô lớn về cả phát triển dự án và phân phối. Đất Xanh được thành lập năm 2007. Tiền thân của Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh là Công ty CP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh.

Theo báo cáo thường niên năm 2018, tổng tài sản của Đất Xanh lên tới 13.729 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 6.199 tỉ đồng. Doanh thu thuần là 4.645 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.178 tỉ đồng. So với năm 2017, mức tăng trưởng lần lượt là 61% và 57%. Đặc biệt, quỹ đất do Đất Xanh sở hữu trên cả nước là một con số rất ấn tượng - lên tới hơn 800ha. Hiện tại, công ty có tới 39 dự án bất động sản, phủ khắp cả nước với tổng mức đầu tư là 53.000 tỉ đồng.

Trong khi đó nhà đầu tư thứ 2 khong qua được vòng sơ loại là  Công ty CP Tập đoàn Địa ốc Cát Tường (đến từ tỉnh Long An). Công ty được thành lập năm 2011. Tiền thân của Cát Tường là Công ty CP Địa ốc Cát Tường Đức Hòa.

Theo giới thiệu về hồ sơ năng lực trên website của Cát Tường, nhà đầu tư này đã có trong tay một loạt dự án bất động sản trên khắp các tỉnh thành phía Nam (TP.HCM, Long An, Bình Dương, Bình Phước...). Quỹ đất của doanh nghiệp này cũng lên đến hàng nghìn ha.

Đối với nhà đầu tư thắng thầu vòng sơ tuyển FLC, đây được biết đến là một tập đoàn đa ngành với các lĩnh vực như BĐS, du lịch, xây dựng, nông nghiệp, khai khoáng và hàng không. Trong lĩnh vực BĐS, tập đoàn này đang sở hữu nhiều khu đô thị tại Hà Nội. Bên cạnh đó là những dự án BĐS nghỉ dưỡng du lịch quy mô lớn tại nhiều địa phương khác như Thanh Hóa, Bình Định, Hải Phòng…Theo thông tin từ lãnh đạo tập đoàn, số lượng dự án doanh nghiệp đang triển khai và nghiên cứu là gần 230 dự án tại 56 tỉnh thành.

Doanh thu thuần quí I vừa qua của FLC đạt hơn 2.980 tỉ đồng, tăng 35% so với cùng kì năm ngoái. Ngược lại, giá vốn hàng bán tăng 46% khiến lợi nhuận gộp giảm 63% còn 84,34 tỉ đồng.

Tính đến hết tháng 3/2019, tổng tài sản của FLC đạt 26.527 tỉ đồng, tăng hơn 660 tỉ đồng so với ngày đầu năm. Trong đó, tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn là 14.205 tỉ đồng, chiếm 53,5% tổng tài sản. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn FLC tại ngày 31/3/2019 là 9.023 tỉ đồng, tương đương 34% tổng tài sản.

B.Nguyên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.