|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

FLC nói gì về việc chậm nộp hàng loạt báo cáo tài chính?

12:11 | 08/11/2023
Chia sẻ
FLC cho biết lý do chậm nộp các báo cáo tài chính đến từ việc tập đoàn và công ty kiểm toán chưa đạt được sự đồng thuận giữa hai bên về ý kiến kiểm toán BCTC riêng và BCTC hợp nhất năm 2021.

CTCP Tập đoàn FLC (: FLC) cho biết, ngày 25/10, FLC nhận được quyết định của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đề ngày 20/10 về việc duy trì diện hạn chế giao dịch do chưa công bố báo cáo tài chính (BCTC) năm 2022 đã được kiểm toán và BCTC bán niên năm 2023 đã được soát xét

Giải trình, FLC cho biết các BCTC kiểm toán năm 2021 của công ty chưa được phát hành do FLC và Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận giữa hai bên về ý kiến kiểm toán BCTC riêng và BCTC hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021.

Do đó, FLC chưa thể phát hành các BCTC kiểm toán năm 2021, năm 2022, quý I/2023, quý II/2023 và BCTC bán niên 2023 đã được soát xét.

FLC cho biết đang nỗ lực phối hợp cùng UHY thực hiện các thủ tục bổ sung làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp và công bố thông tin theo quy định.

Sau khi các BCTC năm 2021, năm 2022, quý I/2023, quý II/2023 được phát hành, FLC cho biết sẽ tiếp tục thực hiện kiểm toán BCTC bán niên 2023 và CBTT theo quy định.

Hơn một năm sau biến cố của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết, Tập đoàn FLC nhiều lần hứa hẹn công bố BCTC nhưng chưa thực hiện được. Trong văn bản giải trình gần nhất vào cuối tháng 9, FLC cho biết chưa đạt được sự đồng thuận cùng với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY về ý kiến kiểm toán BCTC riêng và BCTC hợp nhất năm 2021. 

Thời điểm đó, FLC cũng cho biết sẽ  phối hợp cùng UHY thực hiện các thủ tục bổ sung làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp và công bố thông tin theo quy định.

Đầu tháng 10, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quyết định xử phạt FLC 92,5 triệu đồng do không công bố đúng thời hạn các BCTC kể trên.

Lâm Anh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).