|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Quảng Bình: 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 743 tỷ đồng, FLC đứng đầu danh sách

14:46 | 16/10/2023
Chia sẻ
Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế đến ngày 30/9 với số tiền hơn 743 tỷ đồng.

Mới đây, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã công khai danh sách 42 người nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước tính đến thời điểm 30/9 với số tiền hơn 743 tỷ đồng.

do công khai là các doanh nghiệp này vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 100 Luật Quản lý thuế và điểm g khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020 của Chính phủ.

Theo danh sách, đứng đầu về nợ thuế tại Quảng Bình là CTCP Tập đoàn FLC (Mã: FLC) với số tiền hơn 269 tỷ đồng. Tiếp đến là CTCP Khai thác sản xuất bột đá chất lượng cao Linh Thành Quảng Bình với số tiền gần 127 tỷ đồng; CTCP Sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco 1 với gần 76 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác thuộc "họ FLC" là CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) cũng nằm trong danh sách nợ thuế song số nợ thuế chỉ hơn 2,3 tỷ đồng.

Trong số 42 doanh nghiệp được công khai, đa phần doanh nghiệp có trụ sở đăng ký tại Quảng Bình và chỉ có 5 doanh nghiệp có trụ sở đăng ký tại địa phương khác (Hà Nội, TP HCM).

Tại cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình diễn ra hồi tháng 7, báo cáo UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, năm 2023, địa phương đặt ra mục tiêu thu ngân sách 7.000 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm nay, thu ngân sách khoảng 2.723 tỷ đồng, đạt 38% dự toán được giao. Một trong các nguyên nhân khiến nguồn thu chưa đạt là do công tác thu thuế từ các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Theo Cục Thuế Quảng Bình, trước tình hình nợ thuế, cơ quan đã triển khai nhiều biện pháp để thu nợ đọng thuế. Trong đó, Cục Thuế tỉnh thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp; hàng tháng ban hành thông báo nợ và tiền chậm nộp tiền thuế gửi đến từng doanh nghiệp và cá nhân nợ thuế; kiên quyết cưỡng chế, xử lý thu hồi nợ thuế đối với các doanh nghiệp dây dưa, chây ỳ nợ đọng tiền thuế.

Lâm Anh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).