|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Fed nhận định 'còn nhiều việc phải làm' để kiểm soát lạm phát

14:08 | 22/04/2023
Chia sẻ
Thống đốc Fed cho biết lạm phát tổng thể và chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức cao cho thấy lạm phát diễn ra trên diện rộng, đồng thời nhận định con đường để đưa lạm phát trở lại ổn định còn gập ghềnh.

Đồng USD tại văn phòng giao dịch ngoại hối ở Jakarta, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN).

Ngày 21/4, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Lisa Cook nhận định lạm phát ở nước này đã diễn ra "trên diện rộng," cho thấy ngân hàng trung ương "vẫn còn nhiều việc phải làm" để giải quyết tình trạng giá cả tăng cao.

Trao đổi với báo giới, Thống đốc Cook cho biết lạm phát tổng thể và chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức cao cho thấy lạm phát đã diễn ra trên diện rộng trong nền kinh tế. Bà nhận định con đường để đưa lạm phát trở lại ổn định "có thể còn dài và gập ghềnh."

Cũng theo bà Cook, "lộ trình thích hợp" của việc tăng lãi suất sẽ được quyết định dựa trên tác động của tình trạng bất ổn khu vực tài chính gần đây đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.

Tuy nhiên, Fed sẽ phải triển khai nhiều biện pháp hơn nữa nếu dữ liệu cho thấy nền kinh tế tiếp tục mạnh lên và lạm phát giảm chậm hơn.

Bà cho biết Fed sẽ công bố quyết định về lãi suất tiếp theo vào ngày 3/5 tới.

Kể từ tháng Ba năm ngoái, Fed đã 9 lần liên tiếp tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu dài hạn là 2%.

Trong những tuần gần đây, một số quan chức cấp cao của Fed cho rằng lãi suất có thể cần phải được điều chỉnh tăng hơn nữa và duy trì ở mức cao để kiểm soát lạm phát.

Fed đã tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong tháng trước, nâng mức lãi suất cơ bản lên khoảng từ 4,75%-5%, từ mức gần như bằng không cách đây 12 tháng.

Fed cũng dự báo sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay và các nhà đầu tư đang đặt cược điều này sẽ diễn ra tại cuộc họp của Fed ngày 2-3/5 tới.

Phương Oanh

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.