Fed dự kiến cắt giảm dự trữ 4,4 nghìn tỷ USD
Vào cuối cuộc họp ngày 20/9 tới đây, Fed dự kiến sẽ thông báo về việc bắt đầu cắt giảm 4,4 nghìn tỷ USD tài sản. Bước đi được Fed kỳ vọng diễn ra suôn sẻ, tuy nhiên có thể làm rối loạn thị trường tài chính vốn dĩ quen với sự chính sách tiền tệ hào phóng của Fed.
Chủ tịch Fed Janet Yellen đang xem xét các tài liệu tại Hội nghị Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng của Hệ thống Dự trữ Liên bang ở Washington hồi tháng 3/2017. (Nguồn: BI) |
Fed đã mua lượng lớn trái phiếu kho bạc và thế chấp trong thời kỳ đại suy thoái và cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2009, nhằm giảm chi phí vay dài hạn và kích thích nền kinh tế, thị trường tín dụng bị đình trệ. Chính sách nới lỏng định lượng (QE) gây tranh cãi ở một số nơi.
Vì vậy, khởi đầu bằng việc đảo ngược QE được xem là vấn đề lớn. Ngay cả khi các quan chức của Fed, nhà đầu tư trái phiếu lo ngại, tiếp tục trấn an Phố Wall rằng sự cắt giảm diễn ra dần dần từng bước dự trữ của Fed sẽ ít tác động đến thị trường.
Chuyên gia kinh tế tại Bank of the West, Scott Anderson cho biết, cuộc họp sắp tới của Ủy ban thị trường mở liên bang là cuộc họp lớn nhất năm đối với ngân hàng trung ương Mỹ.
Bởi trong cuộc họp báo quý trước đó, Chủ tịch Fed Janet Yellen đã nói rằng, cuộc họp tới đây sẽ làm căn cứ cho những kỳ vọng tăng lãi suất vào tháng 12 và thông báo kế hoạch trong năm tới.
Scott Anderson đánh giá Fed đang quá lạc quan trước tác động của việc thay đổi nới lỏng định lượng. Fed dự kiến thực hiện cắt giảm dần dần và cuối cùng loại bỏ các khoản tái đầu tư trái phiếu của ngân hàng trung ương.
Anderson cho biết: “Việc cắt giảm tài sản thực hiện đồng thời với tăng lãi suất tiền gửi ở tốc độ tương ứng như năm nay, với quá nhiều thắt chặt quá sớm, sẽ khiến cho việc mở rộng chịu nhiều hậu quả tiêu cực”. Ông cũng cho biết ngày càng bối rối khi dự báo chính sách của Fed và ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất lần thứ ba trong năm nay và tới năm 2019.
Sự không chắc chắn về đường lối chính sách lãi suất càng tăng lên bởi biến động nhân sự cấp cao của Fed. Chức chủ tịch Fed của bà Janet Yellen sẽ hết nhiệm kỳ vào đầu năm tới, bên cạnh đó là việc bổ nhiệm nhân sự thay thế Phó Chủ tịch Stanley Fischer từ chức.
“Chúng tôi vẫn kỳ vọng Ủy ban thị trường mở (FOMC) tăng thêm 1/4 điểm trong tháng 12, tuy nhiên điều này không còn phù hợp với sự chuyển giao của Fed trong năm 2018 và 2019. Chúng tôi dự báo chỉ còn hai đợt tăng 1/4 điểm cho năm 2018 và 2019.
Lý do chính ở đây là lạm phát còn thấp so với mức mục tiêu của Fed, cho thấy sự thiếu chắn chắc của thị trường lao động với tỷ lệ thất nghiệp 4,4% như công bố”, Anderson nhận định.
Bên cạnh đó, làm phát kỳ vọng trên thị trường trái phiếu vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh lịch sử, lượng trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 đến 10 năm cũng đã thu hẹp kể từ đầu năm.
Theo Anderson, đây là dấu hiệu cho thấy Fed có thể đẩy mạnh việc bình thường hóa các điều kiện tiền tệ, triển vọng tăng trưởng và lạm phát đang trở nên rủi ro. Cả hai tín hiệu thị trường trái phiếu cho thấy cách tiếp cận chậm chạp từ FOMC trong tương lai.
Tổng tài sản dự trữ của Fed 10 năm qua. |