CEO VinaCapital Don Lam nhận định rằng làn sóng FDI tiếp theo vào Việt Nam sẽ tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ lên nền kinh tế hơn những dòng chảy FDI trước đó.
Theo GS. TS. Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai, báo lỗ chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, dù thua lỗ liên tục và lỗ lớn nhưng doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã đề xuất 6 hành động Việt Nam thực hiện để đón bắt được dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Trong 5 tháng đầu năm, Singapore đã rót hơn 4,3 tỉ USD đầu tư các dự án mới tại Việt Nam, chiếm 58% tổng vốn đăng kí cấp mới, vượt xa Đài Loan và Trung Quốc với tương ứng 743 triệu USD và 695 triệu USD.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc được đánh giá có hạ tầng vào loại hiện đại và hoàn thiện bậc nhất cả nước. Ở đây có thể thu hút nhiều dự án FDI, nhưng phải là dự án công nghệ cao.
Phát biểu tại buổi tọa đàm trực tuyến công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quí I/2020, TS. Phạm Sỹ Thành đánh giá vấn đề nguồn cung đến nay vẫn là một bài toán khó. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đại dịch COVID-19 là cơ hội tốt để DN Việt Nam tiến một bước dài trong chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị thế giới.
Chỉ cách đây vài tháng, khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng, các khu công nghiệp như Tổ hợp khu công nghiệp Deep C (Hải Phòng) không lúc nào nghỉ ngơi vì phải đón tiếp các đoàn nhà đầu tư quốc tế tới thăm viếng. Giờ đây, khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, các khu công nghiệp như Deep C cũng trở nên vắng lặng.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019 đạt 38,02 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kì năm trước. Trong khi đó, giải ngân vốn FDI cũng đạt cao nhất từ trước tới nay, với hơn 20,38 tỉ USD, tăng 6,7%.
‘Do tâm lí nôn nóng chạy theo số lượng trong thu hút đầu tư và tình trạng bất cập trong quản lí đã dẫn đến việc thu hút FDI chưa phát huy được hết tiềm năng.’
Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới đang giảm xuống tương đương mức giảm năm 2009, thời điểm kinh tế thế giới còn chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính.
Nhiều chủ đầu tư bất động sản đã vượt qua giai đoạn tái cấu trúc và khởi động lại hoạt động triển khai, ra mắt dự án. Các chính sách kích cầu thị trường vẫn được sử dụng.