FDI giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam
FDI giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ảnh: AFP/Getty Images. |
Từ năm 1986, chính phủ Việt Nam đã tiến hành một số cuộc cải cách lớn sau cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trong những năm 1990, Việt Nam bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, gồm cả việc thiết lập quan hệ thương mại với Mỹ vào những năm 1990 và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007.
Trong khi nền kinh tế dần tăng trưởng, con đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn. Việt Nam không chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1998 nhờ quy mô nhỏ. Tuy nhiên, gần hai thập kỷ sau đó, kinh tế Việt Nam đã trải qua thời kỳ khủng hoảng, cũng như việc vỡ bong bóng bất động sản vào năm 2011.
Mặc dù vậy, số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ hơn 6% mỗi năm kể từ năm 2000,.
Việt Nam tiếp nhận các thị trường với nhà đầu tư được khuyến khích nhờ triển vọng kinh tế trong dài hạn, cùng với đó những yếu tố gồm lực lượng lao động có trình độ và mức độ mở cửa thị trường cao đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo các chuyên gia phân tích tại Pavilion, Montreal, dù tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 62% và thiếu thặng dư tài khoản vãng lai khiến một số nhà đầu tư phải suy ngẫm, chi phí nhân công thấp, cùng với lực lượng lao động có tay nghề cao đã giúp Việt Nam trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng của Đông Nam Á.
Kết quả là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây. Theo Bloomberg, công ty Samsung Electronics của Hàn Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 20% xuất khẩu của cả nước vào năm 2016.
Báo cáo từ các chuyên gia phân tích tại Pavilion hồi tháng 8 chỉ ra, sự tăng trưởng trong FDI đã giải thích tại sao các chỉ số tăng trưởng của Việt Nam vượt qua các nền kinh tế châu Á khác, như Indonesia và Malaysia với cùng mức độ cạnh tranh.
Hơn nữa, tăng trưởng FDI tức là các nhà máy đang mọc nhanh như nấm, đồng nghĩa với nhiều cơ hội việc làm mới được mang đến cho người lao động.
Chỉ số VNI tăng 21,2% trong năm 2017, nhưng vẫn đứng sau chỉ số thị trường mới nổi MSCI, tăng gần 28%. Hôm thứ Hai (18/9), chứng chỉ quỹ iShares MSCI Emerging Markets lên cao nhất trong 6 năm.
Các chuyên gia phân tích của Pavilion cho rằng thị trường chứng khoán là cách tốt nhất để thể hiện câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam. Lưu ý rằng chứng khoán Việt Nam đã vượt trội hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và các nền kinh tế định hướng xuất khẩu khác cho đến năm 2016, thời điểm tăng trưởng chậm hơn khiến cho thị trường Việt Nam sụp đổ.
Họ cho biết, chỉ số MSCI Vietnam Index gồm chủ yếu các công thuộc ngành mặt hàng tiêu dùng (55%), bất động sản (19%), và tài chính (9%).
"Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam phụ thuộc vào tăng trưởng trong nước và khu vực nhiều hơn so với giá hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là so với hầu hết các chỉ số cận biên”, các chuyên gia phân tích viết trong báo cáo.