|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ExxonMobil cảnh báo lệnh cấm sử dụng công nghệ thủy lực cắt phá tại Mỹ sẽ kéo giá dầu tăng cao

19:44 | 04/11/2019
Chia sẻ
Tập đoàn năng lượng cho biết Mỹ sẽ chịu thiệt hại vì lợi ích kinh tế chuyển sang các quốc gia khác.

ExxonMobil đã cảnh báo rằng đầu tư năng lượng sẽ chuyển ra khỏi Mỹ nếu chính phủ cấm sử dụng công nghệ thủy lực cắt phát, kĩ thuật khoan đã thay đổi hoạt động sản xuất dầu nhưng bị ba ứng cử viên cho vị trí Tổng thống của đảng Dân chủ phản đối.

Đại gia dầu mỏ đã đầu tư rất nhiều vào mỏ dầu Permian ở Texas và New Mexico, tăng khối lượng tại đây thêm 72% mỗi năm. 

Mỏ dầu từng được coi là mỏ chết đã hồi sinh nhờ kĩ thuật khoan ngang và thủy lực cắt phá (fracking), theo đó giải phóng hydrocarbon khỏi đá phiến.

Các thành viên Kamala Harris, Bernie Sanders và Elizabeth Warren của Đảng Dân chủ từng kêu gọi ngừng hoạt động để đối phó với các vấn đề môi trường và khí hậu. 

Bà Warren, một thượng nghị sĩ Mỹ từ Massachusetts, đã đăng trên trang Twitter hồi tháng 9 rằng bà sẽ cấm sử dụng kĩ thuật thủy lực cắt phá trên khắp cả nước vào ngày đầu tiên ở Nhà Trắng.

Trong thập kỉ qua, Mỹ đã tăng hơn hai lần sản lượng dầu thô lên 12 triệu thùng/ngày, phần lớn là nhờ công nghệ thủy lực cắt phá. Cả Tổng thống Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama đều không cấm công nghệ này.

Triển vọng của một sự phá vỡ mạnh mẽ trong chính sách đã khiến các nhà điều hành năng lượng lo ngại. 

Một lệnh cấm có thể kéo giá dầu lên 85 USD/thùng, so với 55 USD ở thời điểm hiện tại, theo Tudor, Pickering, Holt, một ngân hàng đầu tư.

"Tôi cho rằng bất kì nỗ lực nào nhằm cấm sử dụng công nghệ thủy lực cắt phá hoặc hạn chế nguồn cung sẽ không loại bỏ nhu cầu đối với nguồn tài nguyên này", ông Neil Neilen, Phó Chủ tịch quan hệ nhà đầu tư của Exxon, nhận định. 

"Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ chuyển lợi ích kinh tế từ Mỹ sang một quốc gia khác và có khả năng tác động đến giá của hàng hóa đó ở đây và trên toàn cầu".

Các phát biểu được đưa ra trong khi Exxon đang hầu tòa ở New York sau khi bị tổng chưởng lý tiểu bang kiện về cách công bố nguy cơ biến đổi khí hậu cho các nhà đầu tư. Rex Tillerson, giám đốc điều hành từ năm 2006 đến 2016, đã làm chứng trong vụ kiện tuần trước.

Exxon đặt mục tiêu nâng sản lượng dầu tại mỏ Permian lên 1 triệu thùng/ngày trong 5 năm tới. 

Ông Hansen cho biết công ty chỉ mới khoan được vài trăm giếng so với nguồn tài nguyên triển vọng là 8.000 giếng. Đến cuối quí III, công ty đã có 55 giàn khoan tại mỏ.

http___com

Ảnh: Financial Times.

Khi được một nhà phân tích hỏi về rủi ro chính trị liên quan đến cuộc bầu cử ở Mỹ, ông Hansen cho biết lệnh cấm nhấn mạnh tồn tại rủi ro chính trị ở hầu hết mọi nơi công ty hoạt động. Và có một danh mục đầu tư toàn cầu đã giúp công ty giảm thiểu rủi ro trong bất kì quyền lực pháp lí tiềm năng hay cụ thể nào.

Trên thực tế, bất kì lệnh cấm nào của Mỹ đối với công nghệ thủy lực cắt phá có lẽ sẽ bị giới hạn ở vùng đất do chính phủ liên bang kiểm soát. 

Trong khi các bang như New Mexico và Wyoming có nguồn tài nguyên năng lượng rộng lớn trên đất liên bang, thì các bang quan trọng như Texas và Pennsylvania không có.

Theo ông Jay Johnson, Phó Chủ tịch điều hành thượng nguồn tại Chevron, công nghệ thủy lực cắt phá đã mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước cũng như cho các công ty liên quan. 

Sản lượng của Chevron tại mỏ Permian trung bình đạt 455.000 thùng/ngày trong quí III, tăng hơn một phần ba so với một năm trước đó.

Ông cho biết khoảng 10% diện tích đất không theo qui ước ở mỏ Permian nằm trên đất liên bang. 

"Mặc dù chúng tôi không muốn thấy bất kì hạn chế nào đối với công nghệ thủy lực cắt phá, nhưng đó là ngữ cảnh cho công ty của chúng tôi", ông Johnson nói.

Cả hai công ty đã báo cáo lợi nhuận thấp hơn trong quí III, cung với các các nhà khổng lồ năng lượng khác vì giá dầu và khí đốt yếu hơn.

Lãi sau thuế của Exxon trong quí III đạt 3,2 tỉ USD, tương đương 75 US cent/cổ phiếu, giảm gần một nửa so với mức 6,2 tỉ USD, tương đương 1,46 USD/cổ phiếu, một năm trước đó. 

Chevron kiếm được 2,6 tỉ USD, tương đương 1,36 USD/cổ phiếu, giảm hơn một phần ba so với 4 tỉ USD, tương đương 2,11 USDcổ phiếu, trong năm ngoái, theo Financial Times.

Lyly Cao

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.