Ethereum có nguy cơ rớt giá mạnh những ngày cuối năm
Mã thông báo gốc của ethereum còn được gọi là đồng ether (ETH) đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào khoảng 4.867 USD/ đơn vị hồi đầu tháng 11. Tuy nhiên, sau đó giá của đồng tiền ảo mạnh thứ 2 này đã giảm tới gần 20% chỉ trong vòng chưa tới một tháng khi mà tâm lý chốt lời của các nhà đầu tư tăng lên.
Hiện tại, khi giá của ethereum giữ ở mức trên dưới 4.000 USD như một mức hỗ trợ chính thì rủi ro bán tháo nhiều hơn đang xuất hiện. Các chỉ báo kỹ thuật và dự đoán cơ bản cũng chỉ ra sự thật này.
Vì sao ethereum có nguy cơ giảm xuống dưới 3.000 USD cuối năm nay?
1. Phân tích xu hướng tăng giá của ethereum
Theo nhiều nhà phân tích, ethereum dường như đã thoát ra khỏi "cái nêm tăng giá" - một mô hình đảo chiều giảm giá xuất hiện khi giá có xu hướng đi lên trong một ngưỡng được xác định bởi 2 đường xu hướng tăng dần nhưng hội tụ với nhau.
Nói một cách đơn giản, khi giá của ether gần đến điểm đỉnh của nêm, nó có nguy cơ phá vỡ đường xu hướng thấp hơn của mô hình, một động thái mà nhiều nhà biểu đồ kỹ thuật coi là dấu hiệu cho thấy nhiều khoản đầu tư lỗ vốn đang ở phía trước.
Do đó, mục tiêu giảm giá hình nêm tăng của ether xuất hiện là gần 2.800 USD/ đơn vị, cũng gần mức trung bình động hàm mũ trong 50 tuần (EMA 50 tuần). Điều này có nghĩa là ethereum có thể giảm xuống mức 2.800 USD và đây vẫn là mức giá khá ổn.
2. Sự phân kỳ giảm giá của ethereum
Nguy cơ giảm giá trên thị trường ethereum đã xuất hiện trong thời điểm mà các thị trường tiền điện tử khác cũng giảm giá rất sâu. Ví dụ như bitcoin (BTC), tiền điện tử hàng đầu theo vốn hóa thị trường cũng đã giảm 30% trong vòng gần một tháng sau khi thiết lập mức cao kỷ lục 69.000 USD vào đầu tháng 11.
Tỷ lệ giảm của bitcoin còn cao hơn nhiều so với mức giảm của ethereum trong cùng thời kỳ. Điều đó đã khiến nhiều nhà phân tích gọi ether là "hàng rào" chống lại sự sụt giảm giá của bitcoin. Tương quan giữa ETH/BTC đã tăng lên mức tốt nhất trong hơn 3 năm qua.
Tuy nhiên, xu hướng đó không xóa được thực tế rằng đợt tăng giá gần đây của ethereum trùng hợp với sự sụt giảm trong chỉ số sức mạnh tương đối hàng tuần (RSI) của nó, báo hiệu sự phân kỳ ngày càng tăng giữa giá và động lượng. Ngoài ra, đợt giảm giá ethereum gần đây cũng khiến chỉ báo dao động RSI giảm xuống dưới 70.
3. Ảnh hưởng bởi các động thái của Fed
Các dấu hiệu bất lợi hơn đối với giá ether xuất hiện trước cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu vào ngày 14/12. Trong đó, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ thảo luận về việc đẩy nhanh thực thi chương trình mua tài sản trị giá 120 tỷ USD một tháng để có khả năng linh hoạt trong việc tăng lãi suất tiềm năng vào năm 2022.
Trong tháng trước, Fed đã thông báo rằng họ sẽ giảm quy mô mua trái phiếu với tốc độ 15 tỷ USD mỗi tháng, cho thấy rằng biện pháp kích thích nền kinh tế cuối cùng sẽ chấm dứt vào tháng 6/2022.
Tuy nhiên, một loạt các báo cáo thị trường gần đây cho thấy thị trường việc làm bị thắt chặt và áp lực tỷ lệ lạm phát liên tục gia tăng đã khiến các quan chức Fed chấm dứt việc giảm bớt xu hướng mua trái phiếu, "có lẽ sớm hơn một vài tháng".
Các dự đoán của thị trường cũng được điều chỉnh. Cuộc khảo sát của Financial Times với 48 nhà kinh tế dự đoán gói kích cầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ kết thúc vào tháng 3/2022 và hầu hết những người được hỏi ủng hộ việc tăng lãi suất trong quý thứ II.
Khoảng thời gian chính sách tiền tệ nới lỏng sau tháng 3/2020 từng được coi là công cụ đẩy giá ethereum lên cao hơn 3.330%. Do đó, việc giá ethereum giảm trong đợt cuối năm nay có thể là xu hướng hãm đà phục hồi để chuẩn bị cho thị trường tăng giá trong tương lai.
Thị trường dự đoán Fed sẽ cập nhật tuyên bố chính sách và tóm tắt các dự báo kinh tế trong tuần này. Khi làm như vậy, nhiều quan chức ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh để ủng hộ việc tăng lãi suất sớm hơn dự kiến nhằm chống lại lạm phát gia tăng.