|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Em trai ông Đinh La Thăng, 'chìa khóa' cho vụ tham ô của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nam Đàn Plaza

16:48 | 24/12/2017
Chia sẻ
Ông Đinh Mạnh Thắng (em trai của ông Đinh La Thăng) - chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại Dầu khí Sông Đà (PVSD) là người có mối quan hệ có thể trực tiếp tác động đến Trịnh Xuân Thanh.
phan 2 em trai ong dinh la thang chia khoa cho vu tham o cua trinh xuan thanh o du an nam dan plaza Ông Trịnh Xuân Thanh và người liên quan 'bỏ túi' 50 tỷ đồng chênh lệch giá chuyển nhượng Nam Đàn Plaza
phan 2 em trai ong dinh la thang chia khoa cho vu tham o cua trinh xuan thanh o du an nam dan plaza Ông Đinh La Thăng còn có dấu hiệu của động cơ cá nhân, tình tiết tăng nặng

phần trước, một cá nhân bí ẩn gọi là "bên dầu khí" đã được Huỳnh Nguyễn Quốc Duy nhắc đến khi nói chuyện với ông Lê Hòa Bình. Khi chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản đặt cọc thì ông Bình phải chi luôn 5 tỷ đồng cho “bên dầu khí”, bởi đây chính là người có khả năng giúp cho giao dịch mua bán cổ phần Công ty Xuyên Thái Bình Dương một cách suôn sẻ.

Em trai ông Đinh La Thăng - "chìa khóa" cho thương vụ chuyển nhượng Nam Đàn Plaza

Theo quy chế về quản lý phần vốn của PVC đầu tư vào doang nghiệp khác, đối với việc chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương thì ông Đào Duy Phong và ông Nguyễn Ngọc Sinh (2 người đại diện vốn góp của PVC tại PVP Land) phải báo cáo xin ý kiến chấp thuận của PVC trước khi chuyển nhượng cổ phần dự án.

Do vậy, ông Đặng Sỹ Hùng đã nhờ bà Thái Kiều Hương - Phó TGĐ Công ty Vietsan có tác động đến ông Trịnh Xuân Thanh, chấp thuận cho PVP Land chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương.

Vì bà Hương có quen biết ông Đinh Mạnh Thắng (em trai của ông Đinh La Thăng) - chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại Dầu khí Sông Đà (PVSD) là người có mối quan hệ có thể trực tiếp tác động đến Trịnh Xuân Thanh. Ông Thắng chính là "bên dầu khí".

phan 2 em trai ong dinh la thang chia khoa cho vu tham o cua trinh xuan thanh o du an nam dan plaza
Đinh Mạnh Thắng, "bên dầu khí" có khả năng tác động đến Trịnh Xuân Thanh

Bà Hương đã nhờ ông Thắng liên hệ với ông Trịnh Xuân Thanh. Sau đó bà Hương đề nghị và ông Thanh đã chấp thuận cho chuyển nhượng cổ phần PVP Land tại dự án Nam Đàn Plaza.

Ngày 29/3/201, sau khi ông Lê Hòa Bình đã chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản đặt cọc đã ký ngày 27/3/2010, ông Đặng Sỹ Hùng, ông Huỳnh Nguyễn Quốc Duy và bà Hương đã yêu cầu ông Bình chuyển 5 tỷ đồng cho ông Thắng là người giúp cho ông Bình ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với PVP Land.

Ông Trịnh Xuân Thanh: Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh không ký hợp đồng thì sẽ cách chức

Ngày 30/3/2010, ông Huỳnh Nguyễn Quốc Duy đến mua cổ phần của PVP Land tại công ty Xuyên Thái Bình Dương. Ông Đào Duy Phong khai, bà Hương thông báo chỉ đạo của ông Trịnh Xuân Thanh bán cổ phần của PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá tương đương 40 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza nhưng trên hợp đồng chỉ ghi giá 35 triệu đồng/m2 đất.

Đối với số tiền chênh lệch giá 35 đến 40 tỷ đồng, ông Phong sẽ được nhận hưởng phần 10 tỷ đồng, phần còn lại 19 tỷ đồng bà Hương sẽ có trách nhiệm đưa cho ông Thanh và ông Thắng.

Cùng ngày 30/3/2010, ông Nguyễn Ngọc Sinh ký tờ trình trình HĐQT PVP Land phương án bán 12,12 triệu cổ phần của PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương, giá không thấp hơn 13.500 đồng/cp, tương đương giá bán đất 34 triệu đồng/m2.

Ông Đào Duy Phong khai: ông Sinh có nói khoản tiền 1 triệu đồng/m2 (chênh lệch so với giá bán 35 triệu đồng/m2 theo chỉ đạo của ông Trịnh Xuân Thanh) dùng để chi phí và ông Phong đã đồng ý ký duyệt phương án.

Ngày 1/4/2010, ông Phong ký tờ trình đề xuất HĐQT PVC phương án chuyển nhượng 12,2 triệu cổ phần PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương, giá không thấp hơn 13.500 đồng/cp, tương đương giá 34 triệu đồng/m2.

Ngày 9 và ngày 12/4/2010, ông Trịnh Xuân Thanh ký nghị quyết chấp thuận phương án đề xuất của ông Phong. Cùng ngày 12/4/2010, TGĐ Nguyễn Ngọc Sinh ký hợp đồng chuyển nhượng 12,12 triệu cổ phần PVP Land tại công ty Xuyên Thái Bình Dương.

Ngày 5/4/2010, ông Lê Hòa Bình đã trực tiếp chỉ đạo ký các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông Công ty Xuyên Thái Bình Dương, gồm các hợp đồng với VNPT Land (chuyển nhượng 14% vốn với giá 52 triệu đồng/m2), hợp đồng với công ty TNHH Nam Hà Thành (chuyển nhượng 5,5% vốn, với giá 52 triệu đồng/m2), hợp đồng với công ty Vietsan với giá 21.903 đồng/cp (cao hơn giá thỏa thuận đặt cọc ngày 27/3/2010 do ông Nguyễn Minh Quý hỗ trợ thêm). Hợp đồng giữa ông Nguyễn Minh Quý với công ty 1/5 chuyển nhượng 5% vốn, giá 18.850 đồng/cp (thấp hơn giá thỏa thuận tại ngày 27/3/2017 do hỗ trợ Công ty Vietsan).

Các hợp đồng với VNPT Land, Công ty Nam Hà Thành, công ty Vietsan và ông Nguyễn Minh Quý đều có giá trị chuyển nhượng thống nhất phù hợp với giá đặt cọc. Riêng chỉ có hợp đồng do đại diện công ty Minh Ngân ông Lê Hòa Bình ký với đại diện PVP Land ông Nguyễn Ngọc Sinh chỉ với giá 13.578 đồng/cp, tương đương 34 triệu đồng/m2.

Thực tế, hợp đồng này đã được ông Đặng Sỹ Hùng đưa ông Lê Hòa Bình ký cùng thời điểm ký hợp đồng với các cổ đông Công ty Xuyên Thái Bình Dương ngày 5/4/2010. Ông Nguyễn Ngọc Sinh đã ký hợp đồng khi ông Đào Duy Phong chưa ký quyết định cho Tổng giám đốc PVP Land ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương.

Việc ông Sinh ký hợp đồng khi chưa có văn bản phê duyệt của Chủ tịch HĐQT PVP Land và việc ghi ngày trong hợp đồng không đúng với ngày ký là biểu hiện ông Sinh có mục đích gian dối ngay từ ban đầu để đối phó với các cơ quan chức năng về sau.

Ngày 5/4/2010, sau khi ký hợp đồng, ông Lê Hòa Bình và bà Nguyễn Thị Kim Thoa đã mời các cổ đông Công ty Xuyên Thái Bình Dương và ông Huỳnh Nguyễn Quốc Duy ăn trưa. Tại cuộc gặp này, ông Trinh Xuân Thanh hỏi ông Bình đã ký hợp đồng chưa, ông Thanh nói nếu ông Đào Duy Phong, ông Nguyễn Ngọc Sinh không ký hợp đồng thì sẽ cách chức.

Thực hiện 5 hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nêu trên, ngày 6/4/2010, ông Lê Hòa Bình, bà Nguyễn Thị Kim Thoa đã làm các thủ tục, ký chứng từ thanh toán 50% giá trị hợp đồng cho các cổ đông công ty Xuyên Thái Bình Dương. Riêng công ty PVP Land được Công ty Minh Ngân thanh toán 100 tỷ đồng, tương đương 52% giá trị hợp đồng theo giá 13.578 đồng/cp, còn nợ gần 92 tỷ đồng.

Ông Trịnh Xuân Thanh nhận 14 tỷ đồng từ thương vụ chuyển nhượng cổ phần PVP Land tại dự án Nam Đàn Plaza

Ông Lê Hòa Bình và bà Nguyễn Thị Kim Thoa đã chuyển tổng cộng 49 tỷ đồng tiền chênh lệch giá bán cổ phần cho những cá nhân.

Trong đó, đưa 5 tỷ đồng cho ông Đinh Mạnh Thắng, ông Bình chuyển khoản (qua tài khoản công ty Vietsan) cho bà Thái Kiều Hương để bà Hương chuyển cho Đinh Mạnh Thắng. Đưa bà Hương 14 tỷ đồng để chuyển cho ông Trịnh Xuân Thanh.

phan 2 em trai ong dinh la thang chia khoa cho vu tham o cua trinh xuan thanh o du an nam dan plaza
Trịnh Xuân Thanh nhận số tiền 14 tỷ đồng từ Đinh Mạnh Thắng

Khi ông Duy có xảy ra tranh cãi với bà Hương về khoản tiền 14 tỷ đồng chuyển cho ông Thanh. Ông Duy có giải thích với ông Bình là khoản tiền chênh lệch 18 triệu đồng/m2 (từ giá đất 52 triệu đồng/m2 trên hợp đồng cọc xuống 34 triệu đồng/m2 trên hợp đồng chuyển nhượng) thì ông Đào Duy Phong sẽ nhận 6 triệu đồng/m2 thông qua ông Duy (từ 34 đến 40 triệu đồng/m2), phần này duy sẽ chịu tiền thuế. Ông Đặng Sỹ Hùng sẽ nhận 12 triệu đồng/m2 để đưa cho một số cá nhân bên phía PVP Land (ông Duy không nói rõ tên người nhận từ ông Hùng) thì ông Bình sẽ chịu tiền thuế.

Sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, ngày 21/4/2010, ông Lê Hòa Bình lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do bà Hương yêu cầu nên ông Đinh Mạnh Thắng đã hoàn trả 5 tỷ đồng đã nhận ngày 29/3/2010 trước và sau đó ông Thắng yêu cầu ông Thanh trả tiếp 14 tỷ đồng cho bà Hương.

Ngày 29/6/2010, ông Lê Hòa Bình, đại diện công ty Minh Ngân đã ký văn bản thỏa thuận với công ty Vietsan về việc đưa 19 tỷ đồng mà bà Thái Kiều Hương nhận ngày 29/3/2010 và 6/4/2010 và thanh toán hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Kết quả đấu tranh, ông Đinh Mạnh Thắng thừa nhận từ bà Thái Kiều Hương 19 tỷ đồng, trong đó sử dụng 5 tỷ đồng, chuyển cho ông Trịnh Xuân Thanh 14 tỷ đồng.

Ông Thắng nghĩ số tiền này cho PVP Land cảm ơn do việc mua bán thành công, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, ông Thắng đã hoàn trả lại 19 tỷ đồng theo yêu cầu của Hương.

Chuyển cho ông Phong 10 tỷ đồng thông qua ông Duy. Ông Phong khai sau khi nhận tiền, ông Phong nhờ người chuyển 2 tỷ đồng cho ông Nguyễn Ngọc Sinh (ông Sinh không thừa nhận việc nhận 2 tỷ đồng này). Sau khi ông Phong Bị khởi tố, gia đình ông Phong đã nộp 10 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả.

Chuyển cho ông Đặng Sỹ Hùng, Trưởng phòng kinh tế PVP Land 20 tỷ đồng. Sáng 15/4/2010, theo yêu cầu của ông Hùng, ông Lê Hòa Bình và bà Nguyễn Thị Kim Thoa chuyển đủ 20 tỷ đồng cho ông Hùng. Ông Hùng khai đã nhận 20 tỷ đồng và chuyển cho vợ là bà Nguyễn Thị Thu Hồng 12 tỷ đồng để gửi tiết kiệm. Bà Hồng các nhận đã nộp 12 tỷ đồng cùng tiền lãi cho cơ quan điều tra.

Ngoài ra, ông Lê Hòa Bình khai đã chi cho ông Duy 13 tỷ đồng tiền môi giới (Duy khai chỉ nhận 11 tỷ đồng).

Ngày 21/4/2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền của người dân tham gia dự án Thanh hà – Cienco 5 nên các bên dừng việc thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần và tiền chênh lệch giá.

Bạch Mộc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.