|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ông Trịnh Xuân Thanh và người liên quan 'bỏ túi' 50 tỷ đồng chênh lệch giá chuyển nhượng Nam Đàn Plaza

12:22 | 22/12/2017
Chia sẻ
Ông Trịnh Xuân Thanh và một số lãnh đạo PVPLand đã chiếm đoạt và chia nhau số tiền 49 tỷ đồng trong tổng số 87,1 tỷ đồng chênh lệch giá chuyển nhượng dự án Nam Đàn Plaza.
 
ong trinh xuan thanh va nguoi lien quan bo tui 50 ty dong chenh lech gia chuyen nhuong nam dan plaza Kết luận điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh tham ô tài sản
ong trinh xuan thanh va nguoi lien quan bo tui 50 ty dong chenh lech gia chuyen nhuong nam dan plaza 'Đất vàng' Hà Nội mướt... cỏ dại vì dự án triệu USD 'ngủ đông'

Theo Bản kết luận điều tra vụ án “Tham ô tài sản tại Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPLand) và Công ty Minh Ngân" của Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công An, cuối năm 2009 và đầu năm 2010, theo chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về việc chuyển tất cả các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản về nhập vào cho PVC quản lý theo một đầu mối, mang tính chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng, bất động sản.

Trong bối cảnh chung thị trường bất động sản lúc này đang khá sôi động, ông Lê Hòa Bình (đối tượng bị điều tra của vụ án lừa đảo qua hình thức thu tiền huy động vốn tại dự án Thanh Hà Cienco 5) đang là nhà đầu tư đang rất quan tâm, cần mua bằng được dự án Nam Đàn Plaza để lên phương án “đền bù” căn hộ cho một số người dân mà Bình đã thu tiền trái phép..

ong trinh xuan thanh va nguoi lien quan bo tui 50 ty dong chenh lech gia chuyen nhuong nam dan plaza

Cùng lúc này, do PVC mới nhận PVPLand về nên được cấp dưới báo cáo về dự án Nam Đàn Plaza (PVPLand chiếm 50,5% vốn tại dự án Nam Đàn Plaza). Từ tháng 1 đến tháng 4/2010, lãnh đạo PVC, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT có chủ trương khác nhau về dự án Nam Đàn Plaza (tháng 1/2010 thì đồng ý thoái vốn; tháng 2/2010 chỉ đạo cho tiếp tục triển khai; tháng 4/2010 lại đồng ý phê duyệt đồng ý cho thoái vốn dự án này).

Thông qua sự mô giới của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (kinh doanh tự do), ngày 27/3/2010, Lê Hòa Bình cùng 5 cổ đông của Công ty Xuyên Thái Bình Dương đã ký hợp đồng đặt mua 24 triệu cổ phần Công ty Xuyên Thái Bình Dương, trong đó có đại diện của cổ đông PVP Land là ông Sỹ Hùng, Trưởng phòng kinh tế Kế hoạch theo ủy quyền của Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Sinh, với giá 20.756 đồng/cp tương đơng 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza, tổng giá trị hợp đồng là 498,4 tỷ đồng.

Bà Thái Kiều Hương, Phó Tổng giám đốc Công ty VietSan (VietSan là một trong 5 cổ đông của Công ty Xuyên Thái Bình Dương) nhờ ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sông Đà dầu khí (là em trai ông Đinh La Thăng, lúc này là Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí) kết nối cho gặp Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch PVC tại nhà hàng số 1 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội đề nghị Thanh đồng ý cho PVPland thoái vốn tại dự án Nam Đàn, Thanh đã đồng ý ngay.

Sau đó bà Hương đưa đối tượng mô giới là ông Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (kinh doanh tự do) đến gặp Trịnh Xuân Thanh tại trụ sở cơ quan PVC) để đặt vấn đề mua toàn bộ dự án. Thanh đã chỉ đạo cho Đào Duy Phong, Chủ tịch HĐQT Công ty PVLand giới thiệu là sẽ có khách đến mua cổ phần tại Dự án Nam Đàn. Hai ngày sau, Hương và Duy trực tiếp đến gặp Phong để bàn bạc và truyền ý kiến của Thanh là bán cổ phần nhưng ký hợp đồng với giá thấp hơn thực tế.

Ngày 1/4/2010, Đào Duy Phong, Chủ tịch PVLand ký tờ trình số 7 gửi PVC về việc xin phê duyệt phương án bán cổ phần tại phương án bán cổ phần tại Dự án Nam Đàn Plaza với giá 34 triệu đồng/m2. Ông Trịnh Xuân Thanh đã chấp nhận và ký Nghị quyết HĐQT PVC số 411 và 427 cùng nội dung đồng ý cho PVP Land chuyển nhượng cổ phần Công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá không thấp hơn 13.500 đồng/cp (tương đương 34 triệu đồng/m2).

Ngày 5/4/2010, Lê Hòa Bình đã ký các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông Công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá tương đương 52 triệu đồng/m2. Riêng hợp đồng số 66 với Nguyễn Ngọc Sinh, Tổng giám đốc PVPLand làm đại diện với giá tưng đương 34 triệu đồng/m2 đất; tổng giá trị hợp đồng gần 192 tỷ đồng: So với mức giá bán chung thì giá hợp đồng giảm 87,1 tỷ đồng.

Ngày 6/4/2010, Công ty Minh Ngân đã thanh toán 100 tỷ đồng (50%) cho PVP Land, còn nợ 92 tỷ đồng.

Sau khi ký các hợp đồng chuyển nhượng trên, tuy chưa thanh toán hết tiền cho bên bán nhưng Lê Hòa Bình đã hoàn thiện thủ tục sang tên sở hữu 24 triệu cổ phiếu cổ đông sáng lập của Công ty Xuyên Thái Bình Dương theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5.

Căn cứ tài liệu điều tra và lời khai của các đối tượng đã xác định được các cá nhân đã chiếm đoạt, chia nhau số tiền 49 tỷ đồng/tổng số 87,1 tỷ đồng chênh lệch giá chuyển nhượng như sau:

Ông Trịnh Xuân Thanh chiếm đoạt 14 tỷ đồng (đã hoàn trả người đưa); ông Đào Duy Phong, Chủ tịch HĐQT PVPLand chiếm đoạt 10 tỷ đồng (Phong nhận 10 tỷ đồng đưa cho Sinh 2 tỷ đồng, người nhà Phong đã nộp lại 10 tỷ đồng); ông Nguyễn Ngọc Sinh, Tổng giám đốc PVP Land chiếm đoạt 2 tỷ đồng (Phong khai chuyển cho sinh 2 tỷ), Đặng Sỹ Hùng, Trưởng phòng Kinh tế chiếm đoạt 20 tỷ đồng (đã nộp lại 12 tỷ đồng); ông Đinh Mạnh Thắng chiếm đoạt 5 tỷ đồng (đã hoàn trả người đưa). Sau khi C46 khởi tố vụ án ngày 21/4/2010, Thanh và Thắng mới hoàn trả Hương số tiền 19 tỷ đồng, như vậy hành vi chiếm đoạt của Thanh, Thắng đã hoàn thành; Hương đã nhận nhận lại được số tiền.

Ngày 29/6/2010, đại diện Công ty Việt San và Lê Hòa Bình thống nhất ký đối trừ công nợ chuyển cổ phần với Lê Hòa Bình số tiền 19 tỷ đồng.

Thu Hà

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.