Elon Musk ví pin lithium là một loại 'dầu mỏ' mới
Hôm 13/7, CEO Tesla đã bày tỏ sự đồng tình với bài đăng của nhà đồng sáng lập Craft Ventures, David Sacks về vấn đề năng lượng, theo Barron's.
Cụ thể, ông David Sacks cho rằng: "Sẽ không có sự đảm bảo nếu không có sự độc lập về năng lượng, nếu những gì diễn ra trong năm nay được chứng minh là đúng". Có vẻ nhà đầu tư này đang bày tỏ quan ngại về giá dầu tăng cao do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine.
CEO Tesla đã phản hồi bài đăng này và nêu quan điểm đồng tình: "Chắc chắn rồi và pin lithium là loại dầu mới".
Nhận định của CEO Tesla phù hợp với bối cảnh hiện nay. Thế giới đang dần dần tiến tới chuyển đổi xe hơi sang điện khí hóa và nhu cầu dành cho loại nguyên liệu này đang tăng cao, điều đó dẫn tới việc giá lithium tăng chóng mặt. Tuy nhiên, lạm phát gia tăng và suy thoái kinh tế đang rình rập có thể cản trở việc người tiêu dùng áp dụng nhiều công nghệ này trong thời gian tới.
Dầu mỏ cũng đang ở trong một tình thế khó khăn do ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine đã gây áp lực lên sự phụ thuộc của thế giới vào nhiên liệu hóa thạch.
Ở thời điểm hiện tại, dầu mỏ vẫn giữ vị thế của mình. Mỹ sử dụng khoảng 20 triệu thùng dầu được sử dụng mỗi ngày, trong đó có khoảng 8 triệu thùng được nhập khẩu. Và khoảng 2/3 lượng dầu đó được chuyển đến các bồn chứa khí đốt, theo Bộ Năng lượng Mỹ.
Tuy nhiên, người tiêu dùng và doanh nghiệp ở Mỹ đang cảm thấy đau đớn khi giá tăng cao. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia này đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xăng là một phần lớn của lạm phát chung, tăng khoảng 63% so với năm ngoái.
Giá dầu cao là một lý do khiến sự quan tâm đến xe điện cao hơn. AAA đã báo cáo hôm 13/7 rằng 25% người mua ô tô mới được khảo sát đang xem xét mua một chiếc xe điện.
Tuy vậy, tỷ phú Elon Musk vẫn tin rằng xe điện không hoàn toàn giải quyết được vấn đề độc lập về năng lượng. Nó chỉ chuyện vấn đề từ dầu sang pin lithium-ion. Các quốc gia OPEC không sản xuất nhiều pin lithium-ion. Đây là sản phẩm được thống trị bởi châu Á.
Theo Giám đốc điều hành Jim Farley của Ford Motor, hãng sản xuất pin điện CATL của Trung Quốc đã tạo ra khoảng 30% lượng pin EV trên thế giới. CATL đã phát triển thành một công ty với mức định giá 200 tỷ USD vốn hóa thị trường, nó là đối thủ của Toyota Motor.
Toyota, cũng như Farley và Musk cùng với các giám đốc điều hành ô tô khác, đang nỗ lực để chiếm một phần thị phần đó. Các công ty ô tô truyền thống đã công bố chi hàng tỷ USD để xây dựng các nhà máy pin ở Mỹ và các công ty pin truyền thống cũng đang đến Mỹ.
Công ty công nghệ Nhật Bản Panasonic mới đây cũng công bố một kế hoạch sản xuất pin ở Kansas sẽ tạo ra khoảng 4.000 việc làm. Nhưng nhiều nhân viên có thể sản xuất đủ pin để tạo ra 800.000 đến 1 triệu xe điện mỗi năm.
Hầu hết nhà sản xuất ô tô, bao gồm General Motors (GM) và Ford, tin rằng khoảng 50% doanh số bán ô tô mới sẽ là xe chạy bằng pin điện vào năm 2030. Điều đó có nghĩa là có thể lên tới 10 triệu EV mỗi năm chỉ riêng tại Mỹ.
Sản xuất pin ở Mỹ là một phần của phương trình độc lập pin lithium-ion. Các vật liệu đi vào pin là một yếu tố khác. Lithium được khai thác chủ yếu ở Nam Mỹ và Úc nhưng phần lớn lại được được chế biến ở Trung Quốc.
Với các vật liệu khác, chẳng hạn như niken và coban, nhiều công ty ô tô, bao gồm cả Tesla, có thể cân nhắc đầu tư thêm vào chuỗi giá trị pin để tránh khỏi những cú sốc về giá hàng hóa giống như những cú sốc mà các tài xế Mỹ đang trải qua vào năm 2022.
Tính đến nay, giá pin lithium ion đã tăng khoảng 45%, làm tăng thêm khoảng 1.500 USD vào giá của EV cơ bản. Nếu Elon Musk nói đúng về pin, việc đầu tư vào tất cả các phần của chuỗi giá trị pin, cùng với việc xây dựng dung lượng pin, được xem là chiến lược thông minh nhất để xây dựng lợi thế cạnh tranh trong xe điện.