Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc - đơn vị Tổng thầu dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cho biết sẵn sàng hợp tác với các đối tác Việt Nam trong nghiên cứu, chuyển giao, phát triển công nghệ, cũng như đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp đường sắt cao tốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản xem xét cung cấp cho Việt Nam các khoản vay ODA mới cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược, đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) khẩn trương hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP HCM đến năm 2035 trình Thường trực Chính phủ trước ngày 10/10.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy, đến năm 2035, Hà Nội và TP HCM sẽ hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 580 km, chiếm 30 - 35% thị phần vận tải hành khách công cộng.
Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất bố trí hơn 2.000 tỷ đồng làm đường sắt khổ lồng nối ga Lào Cai và ga Hà Khẩu (Trung Quốc), tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa.
8,5 km đoạn trên cao từ depot Nhổn đến ga S8 (trước cổng Đại học Giao thông Vận tải) đã hoàn thành thi công, lắp đặt thiết bị và thử nghiệm tích hợp hệ thống.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, theo quy hoạch, Hà Nội và TP HCM cần xây thêm 18 tuyến đường sắt đô thị vì vậy cần có gói giải pháp tổng thể, đột phá, đồng bộ về công nghệ xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống.
Do hạn chế về hạ tầng, buýt nhanh thành "buýt chậm" nên BRT Kim Mã - Yên Nghĩa sẽ được thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị số 11, theo Phó chủ tịch thành phố Dương Đức Tuấn.
UBND thành phố Hà Nội đề xuất tổng mức đầu tư mới của dự án Đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo là 35.588 tỷ đồng, tăng thêm 16.033 tỷ đồng so với phê duyệt ban đầu.
Được thành lập vào năm 2018, Zip Infrastructure đặt mục tiêu giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở châu Á bằng cách thiết lập các tuyến tàu điện trên cao tự vận hành, với mức chi phí lắp đặt thấp.