|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đường đi của 60 triệu cổ phần ngân hàng Đông Á vào tay nhóm cổ đông Vũ 'nhôm'

22:29 | 28/11/2018
Chia sẻ
Do quen biết nhau từ trước, ông Trần Phương Bình và Vũ "nhôm" bàn bạc và thống nhất ông Bình 60 triệu cổ phần cho Vũ với giá 600 tỉ khi DongA Bank tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ vào năm 2014.

Vũ "nhôm" vay DongA Bank 400 tỉ nhưng nhận đến 600 tỉ đồng để mua cổ phần ngân hàng

Liên quan đến hành vi của bị cáo Trần Phương Bình, bị cáo Phan Văn Anh Vũ lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của ngân hàng Đông Á (DongA Bank - DAB) 203 tỉ đồng, ông Bình cho biết năm 2013, DongA Bank bị thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ.

Ông Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ DongA Bank từ 5.000 tỉ đồng lên 6.000 tỉ đồng để thu hút vốn đầu tư, mong muốn doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, quan hệ đầu tư vào DongA Bank để có tiền xử lý khó khăn tại DongA Bank và để nâng cao thương hiệu, vị thế của DongA Bank.

Do quen biết nhau từ trước, ông Trần Phương Bình và ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") bàn bạc và thống nhất bán 60 triệu cổ phần cho Vũ "nhôm" với giá 600 tỉ khi DongA Bank tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ vào năm 2014.

Nguồn tiền mua cổ phần DongA Bank là Vũ "nhôm" thế chấp 220 Lô đất tại TP Đà Nẵng vay 400 tỉ đồng của DongA Bank.

Đối với 200 tỉ đồng còn lại, ông bình thuyết phục Vũ "nhôm" yên tâm là mình có thể lo giúp.

Bị cáo Bình khai ngày 17/1/2014, tại Phòng làm việc đã chỉ đạo ông Vinh (thủ quỹ) xuất quỹ chi 200 tỉ đồng của DongA Bank chuyển vào tài khoản của Công ty Bắc Nam 79 để Công ty Bắc Nam 79 nộp tiền đăng ký mua cổ phần DongA Bank, bằng cách ngân hàng lập chứng từ thu khống 200 tỉ đồng của ông Vũ, đồng thời ngân hàng chi 200 tỉ đồng vào tài khoản của Công ty Bắc Nam 79 để Công ty này nộp tiền đăng ký mua cổ phần DongA Bank.

Sau đó, ông Vũ trực tiếp viết và ký chứng từ nộp khống 200 tỉ đồng, biết rõ nguồn gốc số tiền 200 tỉ đồng nêu trên là của ngân hàng.

Sau khi DongA Bank tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ đồng bất thành, ngân hàng chuyển trả tiền cho các tổ chức và cá nhân đã đăng ký mua, trong đó trả Công ty Bắc Nam 79 số tiền 600 tỉ đồng và tiền lãi 9,6 tỉ đồng.

Sau đó, ông Bình bán 50 triệu cổ phần DongA Bank của 4 cổ đông hiện hữu cho công ty xây dựng Bắc Nam 79 với giá 500 tỉ đồng. Đồng thời, ông Bình yêu cầu Vũ trả lại 200 tỉ đồng, ông Vũ hứa sẽ bán đất ở Đà Nẵng để trả nợ cho Bình.

Tuy nhiên theo bị cáo Bình, đến nay Vũ "nhôm" chưa trả nợ. Việc Công ty Bắc Nam 79 đầu tư mua 50 triệu cổ phần DongA Bank của 4 cổ đông nêu trên là hoạt động đầu tư, mua bán bình thường, mua đứt bán đoạn, lời ăn, lỗ chịu.

duong di cua 60 trieu co phan ngan hang dong a vao tay nhom co dong vu nhom
Vũ "nhôm" tại phiên tòa.

Ông Trần Phương Bình cảm thấy có lỗi với Vũ "nhôm"

Liên quan đến hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt 284 tỉ đồng trong việc mua 13,4 triệu USD chuyển cho Phan Văn Anh Vũ, ông Bình cho biết khi Ngân hàng Đông Á ở tình trạng âm quỹ, nợ xấu tăng cao thì bản thân bị cáo cảm thấy rằng mình có một phần lỗi với Vũ "nhôm".

HĐXX hỏi mục đích mua khoản tiền này của ông Vũ, bị cáo Bình cho biết là nhằm để ông Vũ và Bắc Nam 79 trở thành cổ đông chiến lược của DongA Bank. Đồng thời, ông Bình không biết Vũ "nhôm" sử dụng vào việc gì.

Ngoài ra, ông Bình còn bán cổ phần DongA Bank cho Vũ với giá gần 136 tỷ đồng. Hiện, bị cáo Vũ mới chỉ trả 46 tỷ, còn nợ 90,5 tỷ.

Theo cáo trạng, bị cáo Bình đã chỉ đạo ông Nguyễn Đức Vinh xuất quỹ chi 12 khoản tổng số 295 tỉ đồng để bà Nguyễn Thị Kim Loan (Trưởng phòng Phòng kinh doanh DongA Bank) mua 13.9 triệu USD cho ông Trần Phương Bình.

Trong đó, ông Trần Phương Bình mua hộ Phan Văn Anh Vũ 9 khoản tổng số 13,4 triệu USD, đến nay ông Vũ chưa trả.

Còn lại ba khoản tổng số 500.000 USD, ông Trần Phương Bình chuyển cho ÔNG Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch HĐQT CTCP vốn Thái Thịnh) để tìm kiếm đối tác mua hoặc đầu tư vào DongA Bank.

Xem thêm

Minh Anh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.