|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Dược Hậu Giang lên kế hoạch lãi trước thuế hơn 1.100 tỷ năm 2023

07:49 | 07/12/2022
Chia sẻ
Nếu đạt được kế hoạch đề ra, Dược Hậu Giang sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2023 cao nhất từ trước đến nay cả về doanh thu và lợi nhuận.

Hội đồng quản trị CTCP Dược Hậu Giang (Mã: DHG) vừa phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2023 trình Đại hội đồng cổ đông thường niên với doanh thu thuần 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.130 tỷ. So với kế hoạch năm 2021, hai mục tiêu trên lần lượt tăng 18,4% về doanh thu và tăng 32,4% về lợi nhuận trước thuế. 

Nếu đạt được kế hoạch đề ra, Dược Hậu Giang sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2023 cao nhất từ trước đến nay. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của DHG).

9 tháng đầu năm, Dược Hậu Giang ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.346 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Công ty lãi trước thuế 836 tỷ, tăng 24%. Biên lợi nhuận gộp đạt 48,9%, cao nhất trong 5 năm qua và nằm trong nhóm những doanh nghiệp dược có biên lợi nhuận gộp cao nhất ngành. Với kết quả này, công ty đã thực hiện được 79% kế hoạch doanh thu và 98% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm.

Trong báo cáo của CTCP Chứng khoán Phú Hưng công bố hồi tháng 11, các chuyên gia nhận định động lực tăng trưởng của Dược Hậu Giang trong năm 2023 đến từ nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe gia tăng; nhu cầu duy trì các sản phẩm kháng sinh sau đại dịch. Bên cạnh đó, nhóm các sản phẩm chữa bệnh của công ty như nhóm Tim mạch – tiểu đường, tiêu hóa – gan mật sẽ được thúc đẩy khi các bệnh tiểu đường đang có chiều hướng tăng,...

Về dài hạn, công ty chứng khoán cho rằng việc hợp tác chiến lược với tập đoàn đến từ Nhật Bản là Taisho sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu kênh điều trị và doanh thu xuất khẩu. Tính đến cuối quý III, Taiso đang nắm 51% vốn điều lệ của Dược Hậu Giang, xếp sau là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước (SCIC) với 43,3%.

Hiện tại, Dược Hậu Giang đang xây dựng nhà máy thuốc Betalactam đạt tiêu chuẩn JAPAN/EU_GMP với tổng vốn đầu tư 627 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy mới sẽ đi vào hoạt động năm 2024 và đưa công suất hiện tại lên gấp đôi. Nhà máy mới sẽ tạo điều kiện cho công ty dược phẩm này gia tăng doanh thu thuốc kênh ETC nhóm 2 trong tương lai.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.