|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đừng quá bận tâm việc vàng giảm khi USD tăng giá

07:36 | 25/11/2016
Chia sẻ
Vàng và USD có mối quan hệ ngược chiều nhau, nhưng mối quan hệ đó không có sự cân xứng, một phần vì còn có nhiều yếu tố khác thúc đẩy giá vàng ngoài USD, hãy xem các phân tích dưới đây để cân nhắc thêm việc bán vàng khi đồng USD tăng giá. 

Vàng và USD có mối quan hệ ngược chiều nhau, nhưng mối quan hệ đó không có sự cân xứng, một phần vì còn có nhiều yếu tố khác thúc đẩy giá vàng ngoài USD, hãy xem các phân tích dưới đây để cân nhắc thêm việc bán vàng khi đồng USD tăng giá.

dung qua ban tam viec vang giam khi usd tang gia
Vàng và USD không phải lúc nào cũng biến động ngược chiều

Kể từ khi tổng thống Richard Nixon chấm dứt chế độ bản vị vàng vào năm 1971, thế giới đều thấy rõ vàng và USD bắt đầu vào xu hướng di chuyển ngược chiều. Nói cách khác, trong lịch sử từng thấy khi USD yếu đẩy giá vàng lên và ngược lại, tuy nhiên, mối quan hệ này không đối xứng, giá vàng trong lịch sử đã tăng khoảng 3 lần so do USD suy yếu với khi nó giảm giá bởi đồng USD tăng giá.

dung qua ban tam viec vang giam khi usd tang gia
Mối quan hệ Vàng - USD có sự bất cân xứng

Có nhiều lý do khác nhau lý giải tại sao có sự bất cân xứng trong mối quan hệ này nhưng 2 trong số những lý do nổi bật nhất đó là: Thứ nhất, vàng là một trong những “loại tiền tệ” quan trọng tồn tại trong hệ thống tiền tệ với vai trò dự trữ được các ngân hàng Trung ương các nước sử dụng. Vì thế mối liên hệ giữa vàng và đô la không thể nhìn một cách cô lập mà nên xem xét trong mối quan hệ với nhiều loại tiền tệ khác là tốt nhất. Thứ hai, quan trọng là, đồng USD chỉ là một trong rất nhiều yếu tố tác động có ảnh hưởng lớn đến vàng và thực tế sự thay đổi của các yếu tố còn lại hoàn toàn có thể làm thay đổi mối tương quan ngược chiều giữa vàng và USD.

Trong những giai đoạn bất ổn, đồng USD thường được hưởng lợi từ sự chuyển hướng tới các tài sản có chất lượng (được gọi là flight-to-quality), nhưng vàng cũng vậy, những lúc như thế cả vàng và USD đều đi lên chứ không biến động ngược chiều. Bằng chứng là trong các giai đoạn gần đây, kể cả trong cuộc khủng khoảng tài chính 2008-2009 hay khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010-2011 vừa qua, hoặc gần đây nhất là tại cuộc trưng cầu của Anh rời liên minh Châu Âu, vàng biến động cùng chiều với USD.

Ngược lại, thời kỳ suy yếu của đồng USD lại thường trùng với những yếu tố khác hỗ trợ cho vàng, ví dụ như việc điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng tại các thị trường mới nổi hay kỳ vọng lạm phát cao hơn.

Tóm lại, qua biểu đồ có thể nhìn trực quan để xem xét lý do vì sao mối quan hệ biến động giữa vàng và USD có sự bất cân xứng và thực tế là vàng đang được lợi nhiều hơn trong mối quan hệ này. Và vì thế, nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới đặt niềm tin vào tiềm năng đem lại lợi ích đa dạng hóa của Vàng nhiều hơn so với USD,

Thêm một điểm quan trọng nữa là tương quan của vàng với các loại tài sản khác ở mức rất thấp và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự mạnh, yếu của đồng USD. Việc nắm giữ thêm vàng sẽ giúp cho danh mục được tăng cường đa dạng hóa, giảm mức độ biến động (volatility) và có khả năng làm tăng thu nhập sau rủi ro (risk-adjusted returns).

dung qua ban tam viec vang giam khi usd tang gia
Vàng và USD không phải lúc nào cũng biến động ngược chiều

Tất nhiên cũng cần lưu ý thêm rằng, chỉ riêng việc đa dạng không đủ để đảm bảo lợi nhuận hay chống lại thua lỗ.

Về dài hạn, ảnh hưởng của USD tới vàng có thể sẽ giảm khi hệ thống tài chính chuyển sang trạng thái đa tiền tệ, vai trò của đồng USD sẽ không còn quá lớn như hiện nay, nhu cầu dự trữ USD của các NHTW các nước khi đó cũng sẽ giảm. Ví dụ, những nỗ lực của Trung Quốc gần đây nhằm thúc đẩy đồng nhân dân tệ tham gia vào rổ tiền tệ thế giới và tham vọng lớn hơn là hạn chế tầm ảnh hưởng của USD chắc chắn cũng sẽ làm thay đổi dần mối quan hệ đang bị nhìn một cách cô lập giữa USD và vàng.

Trong khi vẫn phải thừa nhận sự tác động của USD tới giá vàng là rất lớn thì những yếu tố khác như: tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng thu nhập và tiêu dùng,…cũng không hề nhỏ vì luôn biến động. Thêm đó, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế hay mức độ liên quan ngày càng tăng của thị trường Châu Á và sự ra đời của các ETFs vàng cũng sẽ tác động không nhỏ.

Trong 1 bức tranh tổng thể, USD không phải là yếu tố xác định nhu cầu vàng của các nhà đầu tư. Thực tế, sức mạnh của USD trong những năm gần đây càng khẳng định được lợi ích tiềm năng của vàng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và quản lý rủi ro danh mục. Nó ngày càng có vai trò quan trọng với vai trò là 1 tài sản chiến lược dài hạn, nhất là khi lợi suất bình quân của cổ phiếu hay trái phiếu có thể sẽ rất thấp trong những năm sắp tới.

Thùy Dương