|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đừng chần chừ nghỉ việc ngay hôm nay nếu thấy 5 dấu hiệu này

10:13 | 16/09/2019
Chia sẻ
Nghỉ việc là một quyết định khó khăn với nhiều người và nếu bạn còn đang phân vân hay cân nhắc, 5 dấu hiệu này sẽ giúp bạn có được lựa chọn cuối cùng.

Biết khi nào nên xin nghỉ việc thực sự là một thách thức.

Tại một giai đoạn nhất định trong sự nghiệp, chúng ta nhận thấy bản thân không còn hào hứng để bắt đầu một dự án mới hay người quản  khiến bạn phát điên mỗi ngày. Nhưng khi nào thì bạn nên đưa ra quyết định và cuối cùng và do nghỉ việc của bạn có thực sự xứng đáng?

Nền tảng dữ liệu nhân sự Peakon đã kiểm tra thông tin từ hơn 34 triệu phản hồi của người lao động, bao gồm hơn 36.000 nhân viên từng xin nghỉ việc để xác định những lí do hàng đầu khiến một người ra quyết định từ bỏ công ty.

Theo Peakon, hầu hết người lao động bắt đầu có dấu hiệu không hài lòng và cảm thấy khó chịu trong khoảng 9 tháng trước khi thông báo chính thức với quản lí. Từ thời điểm đó, sự gắn kết, lòng trung thành và hạnh phúc của nhân viên này bắt đầu suy yếu dần cho đến khi sự tiêu cực đủ lớn để buộc họ hành động.

Tuy nhiên, làm thế nào để có được lựa chọn tốt nhất? Làm sao để biết rằng đó không phải một khoảnh khắc nản chí thoáng qua và đã đến lúc phải ra đi? Các chuyên gia của Peakon đã xác nhận 5 dấu hiệu cho thấy chắc chắn bạn nên rời khỏi một công ty, theo CNBC.

1. Công việc nhàm chán hoặc không thoải mái

Kết quả cho thấy hầu hết người lao động, đặc biệt là giới trẻ hiện nay, không ngại nhận những công việc lớn và phức tạp. Hầu hết các nhân viên đều phát triển nhờ thách thức và chỉ mong muốn công việc không khiến họ cảm thấy nhàm chán.

Nếu công việc quá dễ dàng, không làm bạn hứng thú hoặc không có cơ hội phát triển và học hỏi, có lẽ đã tới thời điểm bạn nên cân nhắc chuyển sang một công ty mới - nơi sẽ cho bạn những thách thức và vấn đề thú vị để xử lí.

Tác giả kiêm cộng tác viên của CNBC Suzy Welch khuyên độc giả nên tự hỏi hỏi bản thân lần cuối cùng bạn được làm việc gì đó lần đầu tiên tại công ty là khi nào? Hay bạn đang mắc kẹt trong một vùng thoải mái vốn xói mòn não bộ và tinh thần của bạn?

Ý thức trách nhiệm rất cần thiết để xây dựng trải nghiệm làm việc lành mạnh, bổ ích, theo nghiên cứu của Peakon. Nếu chúng ta không cảm thấy tự hào và có động lực tham gia những dự án mới để phát triển chính mình, chúng ta có thể trở nên kém sáng tạo, giảm năng suất và hờ hững với công việc của mình. 

Và điều đó, tất nhiên, có thể khiến chúng ta đánh mất những cơ hội và công việc mà chúng ta mong muốn hay xứng đáng được hưởng.

2. Cấp quản từ chối thảo luận về tiền lương

Ngoài ý thức cá nhân về thành tựu, hầu hết chúng ta đều muốn cảm thấy bản thân được công nhận và khen thưởng một cách xứng đáng cho những nỗ lực và năng đầu tư cho công việc. Các công ty làm điều này thông qua mức lương phù hợp, tiền thưởng, đãi ngộ hoặc phần thưởng liên quan đến hiệu suất.

Nếu bạn cảm thấy tiền lương hiện tại không tương xứng với nỗ lực đã bỏ ra hoặc với những gì đồng nghiệp đang kiếm được, việc tìm kiếm một nơi làm việc mới là điều tất yếu. 

"Rốt cuộc, những nhân viên mạnh dạn xin nghỉ việc trong năm 2018 do mức lương tồi có thu nhập mới tăng khoảng 15%", Brian Kropp, phó chủ tịch công ty nghiên cứu Gartner, cho biết.

Phần lớn lời khuyên đàm phán lương từ các chuyên gia đều có thể thực hiện tại các công ty chuyên nghiệp và cởi mở nếu bạn chuẩn bị đầy đủ những lí do chứng minh bạn xứng đáng.

Ngược lại, một công ty không muốn người lao động đàm phán, thảo luận về lương hoặc thậm chí nêu ra vấn đề tăng lương đồng nghĩa với việc mọi nỗ lực của bạn không được cân nhắc. 

Theo Peakon, việc nhà quản lí cắt đứt đối thoại về lương đã làm tổn hại đến ý thức về giá trị bản thân của nhân viên, cho thấy công ty không tôn trọng nhân viên hay coi trọng tài năng của họ cũng như chỉ ra rằng tình hình khó có thể thay đổi trong tương lai theo hướng có lợi cho nhân viên.

105900049-1557316664404gettyimages-984015014

Xin nghỉ việc là một trong những quyết định lớn với mỗi người. Ảnh: CNBC

3. Người quản  không hỗ trợ 

Một câu ngạn ngữ cũ nói rằng nhân viên chỉ rời bỏ các ông chủ, không phải các công ty và theo dữ liệu của Peakon, đó là sự thật. Những người quản tồi khiến người lao động căng thẳng hơn bất cứ khía cạnh tiêu cực nào khác của công việc như quan hệ với đồng nghiệp, văn hóa doanh nghiệp hoặc chính công ty.

Một nghiên cứu của Gallup khảo sát hơn 7.000 người lao động tại Mỹ cho thấy 50% số người xin nghỉ việc do không thể chịu đựng quản . Và trong hàng trăm điều khó chịu của một ông chủ, hành vi nào thực sự khiến chúng ta nên xin nghỉ việc?

Peakon nói rằng những người quản  không hỗ trợ nhân viên ở mức độ cần thiết để hoàn thành công việc của họ là nguyên nhân chính.

Tương tự như việc không thể giao tiếp về lương cho thấy những vấn đề sâu sắc hơn giữa người lao động và công ty, việc thiếu hỗ trợ có tác động tương tự. 

"Các nhà quản lí có thể trao quyền cho nhân viên và giúp họ đạt được nhiều hơn mà không cần khen thưởng hay các hình phạt lỗi thời", Peakon nói. Nhà quản lí cần làm nhiều hơn so với việc chia nhiệm vụ đơn thuần.

Nếu sếp của bạn luôn rao giảng những điều vô nghĩa hoặc chỉ đưa ra các hướng dẫn, họ hoàn toàn không đánh giá cao hiểu biết hay chuyên môn của bạn và không đối xử với bạn bằng sự tôn trọng, bình đẳng hay đồng cảm. Đã tới thời điểm bạn nên nghỉ việc.

4. Bạn thường xuyên mang năng lượng tiêu cực về nhà

Julie Vessel, giám đốc tài năng của công ty quảng cáo MONO, cho rằng bản chất của con người là ưa phàn nàn và không có bất cứ nhà quản lí hay công việc nào hoàn hảo. Nhưng các chuyên gia trong các công việc phù hợp liên tục nhấn mạnh về việc làm của họ. 

Lần cuối cùng bạn đăng xuất email là khi nào? Bạn có mang về nhà một thái độ thực sự tồi tệ với thức ăn còn thừa từ bữa trưa không? Thái độ tiêu cực, bực bội kéo dài có thể cho thấy công việc đó đang làm cạn kiệt tâm hồn bạn. 

Bạn có thể tách biệt rõ ràng giữa tâm lí tại nơi làm việc và gia đình không? Nếu không, đã đến thời điểm bạn nên suy nghĩ về những gì khiến bạn không thích công việc hiện tại và những phương án mới tốt đẹp hơn.

5. Bạn thậm chí không muốn đi làm vào mỗi sáng

Đây có thể là hiện tượng bình thường sau một cuối tuần thư giãn bên bạn bè, người thân trên bãi biển, tận hưởng thời gian vui vẻ và một cuộc họp tổng kết vào thứ Hai không khác nào một trận chiến. Sự lười nhác sau mỗi kì nghỉ là khó tránh khỏi. 

Tuy nhiên, Thomas MacNeil, giám đốc công nghệ tại eSalon, nói rằng không bao giờ muốn đi làm có thể đồng nghĩa với việc bạn không còn phù hợp. Đây là khởi đầu của sự bất mãn. Bạn đã chuyển từ đam mê làm việc sang cảm giác cố gắng sống sót. 

Luôn luôn có những vấn đề và rắc rối trong bất kì công việc nào và bạn có thể giải quyết chúng nhưng bạn có đang xem đó là những thách thức giúp bản thân phát triển hay những vấn đề khiến bạn kiệt sức hoàn toàn? 

Bạn có thể trao đổi cởi mở với người quản lí để tìm giải pháp nhưng nếu không thể khắc phục, bạn nên dũng cảm đối diện với sự thật đó thay vì trốn tránh và gây ảnh hưởng tới cả bản thân và công ty, đồng nghiệp.

Thu Phương