|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Dùng cà phê tạp chất làm tài sản thế chấp, qua mặt 7 ngân hàng

20:32 | 11/09/2018
Chia sẻ
Tài sản thế chấp đa số là tạp chất và cà phê hư hỏng nhưng các bị cáo đã qua mặt được 7 ngân hàng để chiếm đoạt gần 600 tỷ đồng.
dung ca phe tap chat lam tai san the chap qua mat 7 ngan hang
Những bao cà phê rác trong kho của Công ty Trường Ngân. (Ảnh: Đỗ Trường)

Dự kiến, từ ngày 14 đến 17/9, TAND TP HCM sẽ xét xử sơ thẩm 5 bị cáo trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Công ty TNHH Trường Ngân (gọi tắt là Công ty Trường Ngân) và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Nam Sài Gòn.

2 bị cáo thuộc Công ty Trường Ngân bị truy tố gồm: Nguyễn Xuân Bình, nguyên Chủ tịch HĐTV và Nguyễn Đăng Sơn, nguyên Giám đốc.

3 bị cáo nguyên cán bộ Vietinbank chi nhánh Nam Sài Gòn bị đưa ra xét xử, gồm: Phan Công Hiếu (nguyên Phó giám đốc), Phan Viết Kỳ (nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp) và Trần Thanh Hải (nguyên cán bộ tín dụng).

Đây là vụ án từng gây xôn xao dư luận đầu năm 2013, khi cùng lúc có 6 ngân hàng đến kho hàng Công ty Trường Ngân ở P.Tân Đông Hiệp, TX.Dĩ An (Bình Dương) phản ứng dữ dội việc Chi cục Thi hành án dân sự TX.Dĩ An, Bình Dương cưỡng chế, kê biên 3.360 tấn cà phê lưu giữ tại kho của công ty để trả nợ cho Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chi nhánh Q.4, TP HCM, theo quyết định của TAND Q.4 (TP HCM).

6 ngân hàng này đã làm đơn khiếu nại gửi Viện KSND TP HCM, đề nghị kháng nghị quyết định của TAND Q.4 với lý do số cà phê Công ty Trường Ngân cầm cố vay vốn của OCB có sự trùng lặp với số cà phê mà doanh nghiệp này thế chấp cho các ngân hàng. Quá trình giải quyết vụ kiện, TAND Q.4 không triệu tập các ngân hàng này, công nhận thỏa thuận giữa Công ty Trường Ngân và OCB, giao OCB có quyền yêu cầu phát mãi đối với toàn bộ tài sản đảm bảo là lô cà phê đang thế chấp tại kho làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của các ngân hàng khác.

Cuối năm 2013, Viện KSND TP HCM kháng nghị giám đốc thẩm. Sau đó, TAND TP HCM có quyết định giám đốc thẩm tuyên huỷ quyết định thoả thuận giữa OCB và Công ty Trường Ngân của TAND Q.4, đồng thời Bộ Công an vào cuộc điều tra dấu hiệu lừa đảo của công ty này.

820 tấn tạp chất, gần 5.300 tấn cà phê hư hỏng = gần 600 tỷ đồng

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, Công ty Trường Ngân (trụ sở Q.4, TP HCM) thành lập năm 2005, ngành nghề kinh doanh mua bán lương thực, thực phẩm, chế biến nông sản.

Năm 2010, 2011, công ty này có quan hệ tín dụng với 7 ngân hàng.

dung ca phe tap chat lam tai san the chap qua mat 7 ngan hang
Lực lượng chức năng và đại diện nhiều ngân hàng vây quanh kho cà phê Công ty Trường Ngân. (Ảnh: Đỗ Trường)

Đến đầu năm 2012, mặc dù số lượng cà phê của công ty không đủ để cầm cố, thế chấp đảm bảo dư nợ cho 7 ngân hàng nhưng do thua lỗ, cần tiền để trả nợ các khoản vay tại các ngân hàng và sử dụng cá nhân, Bình đã chỉ đạo Sơn sử dụng số hàng hóa là cà phê đã cầm cố, thế chấp ở ngân hàng này tiếp tục cầm cố, thế chấp ở ngân hàng khác; chỉnh sửa các hợp đồng xuất khẩu cà phê để hợp thức hóa nguồn hàng ra nhằm vay tiền các ngân hàng với cam kết sau khi xuất khẩu cà phê sẽ sử dụng bán được trả nợ các khoản vay, nhưng thực tế Bình chỉ dùng một phần tiền trả nợ cũ, số còn lại sử dụng cá nhân.

Cụ thể, hợp đồng thế chấp tại 7 ngân hàng ghi tổng số lượng hàng hóa là gần 21.000 tấn cà phê nhưng trong kho của Công ty Trường Ngân chỉ khoảng 8.600 tấn cà phê (thời điểm tháng 9.2012).

Quá trình điều tra, đến tháng 3/2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định trong kho của Công ty Trường Ngân có gần 1.300 tấn cà phê, 820 tấn tạp chất và gần 5.300 tấn cà phê hư hỏng.

Như vậy, với số lượng hàng hóa không có thật, dùng để đảm bảo, thế chấp chồng chéo giữa các ngân hàng dẫn đến không có khả năng trả nợ, các bị cáo đã chiếm đoạt của các ngân hàng hơn 500 triệu đồng.

Riêng Agriabank chi nhánh Lý Thương Kiệt, quá trình giải quyết vụ án, đến tháng 6/2016, ngân hàng này có công văn gửi cơ quan điều tra xác định đã thủ hồi đủ số nợ, không còn thiệt hại.

Ngoài ra, hành vi của 2 bị cáo Bình, Sơn lừa đảo chiếm đoạt 71,2 tỷ đồng của Ngân hàng Quân đội (MBBank) chi nhánh Sài Gòn, cuối tháng 8.2018 vừa qua, Tòa quân sự cấp cao xử lưu động tại Tòa án quân sự Quân khu 7 (TP HCM) đã tuyên y án 18 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Xuân Bình; 6 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Đăng Sơn.

Tài sản đảm bảo còn gần 20 tỷ đồng

Đối với các cán bộ Vietinbank chi nhánh Nam Sài Gòn, cáo trạng xác định các bị can thực hiện giao nhận số lượng hàng hoá hơn 10.509 tấn cà phê, định giá khi cho vay là gần 398 tỷ đồng.

Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, sau những lần giải ngân, tính đến tháng 4/2012, số lượng cà phê cầm cố trên hợp đồng là hơn 4.500 tấn, trị giá khoảng 172 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, các cán bộ Vietinbank chi nhánh Nam Sài Gòn đã không thực hiện đúng quy định về thẩm định, nhận, quản lý tài sản cầm cố theo Nghị định của Chính phủ ban hành dẫn đến ngân hàng không còn khả năng thu hồi số tiền hơn 5,2 triệu USD, tương đương 109 tỷ đồng.

Số cà phê thu giữ của Công ty Trường Ngân tại thời điểm tháng 3/2017 được xác định cầm cố, thế chấp cho 6 ngân hàng, cơ quan điều tra đã tiến hành xử lý vật chứng, bán đấu giá, thu được gần 20 tỷ đồng. Sau khi thanh toán chi phí tổ chức đấu giá, số tiền gần 19 tỷ đồng còn lại được chuyển cho Cục thi hành án dân sự TP HCM để chờ xét xử.

Xem thêm

Phan Thương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.