|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 5/1: Giá thu mua sẽ tiếp tục đi ngang trong thời gian tới?

18:30 | 04/01/2022
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay (4/1) dao động trong khoảng 45.000 - 49.000 đồng/kg. Ngành Nông nghiệp Hà Nội thu về nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề cho phục hồi, phát triển nông nghiệp năm 2022.

Giá heo hơi hôm nay chững lại tại nhiều nơi

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi ngày 6/1

Thị trường heo hơi khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 45.000 - 48.000 đồng/kg. Tất cả các địa phương đều không ghi nhận biến động mới so với hôm qua. Mức giá thấp nhất khu vực là 45.000 đồng/kg ghi nhận tại hai tỉnh Phú Thọ và Thái Bình. Nhỉnh hơn một giá, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai và Tuyên Quang đang thu mua heo hơi với giá là 46.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên đi ngang trên diện rộng. Theo đó, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bình Thuận hiện thu mua với giá 48.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Trong khi đó, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định và Ninh Thuận có giá thấp hơn khi neo tại mức 47.000 đồng/kg. Quảng Bình hiện đang duy trì giao dịch tại mốc thấp nhất khu vực là 46.000 đồng/kg.

Tại thị trường miền Nam, giá thu mua đồng loạt chững lại trong hôm nay. Các tỉnh gồm Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre và Sóc Trăng tiếp tục neo tại mức 47.000 đồng/kg. Nhỉnh hơn một giá, Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh hiện giao dịch tại mốc 48.000 đồng/kg. Thương lái tỉnh Cần Thơ đang thu mua tại mốc cao nhất khu vực là 49.000 đồng/kg.

Dự báo giá heo hơi ngày 5/1: Giá thu mua sẽ tiếp tục đi ngang trong thời gian tới? - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Nông nghiệp Hà Nội 2021: Nhiều điểm sáng trong năm đại dịch

Năm 2021, nông nghiệp Hà Nội chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19. Dù vậy, toàn ngành vẫn nỗ lực thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ, thu về nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề cho phục hồi, phát triển nông nghiệp năm 2022, theo báo Kinh tế và Đô thị.

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Trung ương và thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và người dân; ngành nông nghiệp Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh; từng bước phục hồi, ổn định sản xuất.

Chăn nuôi trên địa bàn thành phố năm 2021 nhìn chung ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. So với cùng kỳ năm 2020, đàn heo 1,374 triệu con, tăng 9,07% trong năm nay. Cùng với tổng đàn tiếp tục tăng, sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội trong năm 2021 đạt tới 405.417 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. So với cùng kỳ năm trước,

Một trong những điểm nhấn của ngành nông nghiệp năm 2021 là việc Hà Nội tiếp tục duy trì được nhiều mô hình sử dụng các giống vật nuôi chất lượng cao. Đến nay, toàn thành phố có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó có 39 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi và 1 mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi.

Theo đánh giá của Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tình hình thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trên thị trường.

Nhã Lam

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.