Dự báo giá heo hơi ngày 29/9: Tiếp tục điều chỉnh giảm trên toàn quốc
Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm đến 4.000 đồng/kg
Giá heo hơi tại miền Bắc hôm nay chứng kiến loạt địa phương điều chỉnh giảm, về sát mốc 44.000 đồng/kg. Cụ thể, tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hưng Yên, TP Hà Nội và Thái Bình, heo hơi được giao dịch trong khoảng 44.000 - 49.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tương tự, tại Bắc Giang và Vĩnh Phúc, giá giao dịch nằm trong khoảng 45.000 - 47.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg trong hôm nay.
Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên hôm nay điều chỉnh giảm từ 1.000 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg. Theo đó, một loạt địa phương giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg về khoảng 48.000 - 49.000 đồng/kg, gồm Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Ninh Thuận,.... Sau khi giảm 4.000 đồng/kg, Quảng Bình và Quảng Trị đang thu mua heo hơi với giá là 44.000 đồng/kg. Thừa Thiên Huế giảm mạnh 4.000 đồng/kg xuống còn 49.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Thị trường heo hơi miền Nam cũng không nằm ngoài đà giảm của tuần này. Trong đó, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Tiền Giang và Trà Vinh giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 48.000 đồng/kg và 49.000 đồng/kg. Sau khi điều chỉnh 3.000 đồng/kg, thương lái tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đang lần lượt giao dịch với giá là 47.000 đồng/kg và 49.000 đồng/kg.
Quảng Trị áp dụng mô hình chăn nuôi heo an toàn sinh học
Thực hiện Đề án số 6060/ĐA-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về Khôi phục đàn heo sau bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện cho các hộ dân vùng đồng bằng và 70% kinh phí cho các hộ dân vùng miền núi khi áp dụng quy trình chăn nuôi heo an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.
Các hộ tham gia thực hiện mô hình được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn áp dụng quy trình chăn nuôi heo thịt an toàn sinh học theo hướng hữu cơ từ khâu cải tạo làm mới chuồng trại, làm đệm lót sinh học, phối trộn thức ăn, ủ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, theo báo Nông Nghiệp Việt Nam.
Thông qua việc triển khai mô hình, nhằm giúp quản lý tốt dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch góp phần khôi phục sản xuất, phục vụ việc tái đàn heo sau thiệt hại do DTHCP cũng như nhu cầu thực phẩm của người dân trên địa bàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Đây cũng sẽ là các điểm làm cơ sở tham quan, học tập nhân rộng mô hình, giúp các hộ làm quen với phương thức chăn nuôi mới, liên kết sản xuất ra sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập. Từ đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân, thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển ổn định đàn heo.