|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 16/3: Thị trường tiếp tục tăng nhanh?

18:30 | 15/03/2024
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay (15/3) tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu gây ra áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước, từ đó gây khó khăn lớn cho người chăn nuôi hiện nay.

 

Giá heo hơi hôm nay trong khoảng 55.000 - 60.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg. Cụ thể, giá giao dịch giảm 1.000 đồng/kg tại Phú Thọ, hiện đang ở mức 57.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại không có thay đổi mới về giá so với ngày hôm qua. 

Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi tăng nhẹ ở một vài nơi. Theo đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Hà Tĩnh, Bình Định, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bình Thuận được tăng lên mức tương ứng 56.000 - 59.000 đồng/kg (tùy khu vực). 

Thị trường heo hơi miền Nam hôm nay tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Cụ thể, các tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu và Bến Tre điều chỉnh giao dịch lên tương ứng 58.000 - 60.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, các địa phương gồm TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ, nâng lên mức 58.000 - 59.000 đồng/kg, tùy khu vực.

Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tăng vào ngày mai do thị trường đang chuyển biến tích cực.

Ảnh: Lạc Yên

Những bất cập về nhập khẩu của ngành chăn nuôi

Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: Đại diện 4 hội và hiệp hội gồm Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam vừa kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiến nghị về những bất cập và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi, theo BNews.

Theo đó, các hội và hiệp hội cho rằng, việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam gây ra nhiều rủi ro, hệ lụy, lan truyền dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm và viêm da nổi cục trên trâu bò. Với tốc độ nhập khẩu như hiện nay thì chỉ 3 - 5 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Hơn nữa, so với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm thịt, trứng gia cầm, Việt Nam chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu, khiến các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi Việt Nam đang bị yếu thế.

Do vậy, trong văn bản kiến nghị lên Thủ tường Chính phủ, lãnh đạo 4 hội, hiệp hội lớn trong ngành chăn nuôi đề xuất biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài về Việt Nam để bảo vệ sản xuất trong nước.

Đại diện 4 hội, hiệp hội chăn nuôi khẳng định: Các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu gây ra áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Bởi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chính ngạch hiện nay phần lớn là thứ phẩm mà ở các nước họ ít dùng làm thực phẩm như: đầu, cổ cánh, tim cật, lòng mề, gà đẻ và bò sữa thải loại... chưa kể đó còn là các loại thực phẩm gần hết hạn sử dụng nên có giá rất rẻ, chỉ bằng 50% giá sản phẩm trong nước.

Bên cạnh đó, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu nguy cơ gây rủi ro lớn về chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, nhất là ở khu vực bếp ăn tập thể cho học sinh, công nhân... đang là đối tượng sử dụng phần lớn các loại thực phẩm đông lạnh nhập khẩu này.

 

Lạc Yên

Thống đốc NHNN giải thích lý do không thể đồng thời mở rộng chính sách tiền tệ và tài khoá
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.