|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dự án Vành đai 3 TP HCM: Trong tháng 6 sẽ bàn giao 80% mặt bằng cho nhà đầu tư, kịp khởi công theo dự kiến

11:03 | 21/02/2023
Chia sẻ
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi thông tin, về công tác giải phóng mặt bằng Dự án Vành đai 3, dự kiến đến ngày 15/6 sẽ bàn giao 80% mặt bằng cho nhà đầu tư, khởi công dự án này kịp trong tháng 6/.

Sáng 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi thông tin, về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Vành đai 3, dự kiến đến ngày 15/6 sẽ bàn giao 80% mặt bằng cho nhà đầu tư, khởi công dự án này kịp trong tháng 6 tới đây.

 

Năm nay vốn GPMB của Dự án Vành đai 3 là hơn 18.000 tỷ đồng. Đây là số vốn lớn, nên cần khẩn trương từ cuối năm 2022 đến nay các địa phương đã rà soát các thủ tục để cố gắng đến tháng 6 bàn giao 80% mặt bằng và đến tháng 11 bàn giao 100% mặt bằng.

Vành đai 3 dài hơn 90 km, được quy hoạch từ năm 2011, đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Vành đai 3 được chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án gồm xây lắp và giải phóng mặt bằng.

 Bình đồ tổng thể các nút giao, chỗ ra vào cao tốc trên tuyến vành đai 3 TP HCM. (Ảnh: Sở GTVT TP HCM).

Thông tin thêm về tình hình đầu tư công tại TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, năm 2022, TP HCM được giao vốn 54.000 tỷ nhưng khả năng cân đối của TP là 37.000 tỷ. TP HCM tính trên số này 37.000 tỷ này đến ngày 31/1/2023 TPHCM giải ngân được 71,3% tương đương 26.636 tỷ đồng.

Tuy không đạt mục tiêu là 95% nhưng có tăng so với năm 2021 là 6.900 tỷ đồng, tăng 35%.

TP HCM nhận thấy có 5 nguyên nhân chính như sau.

Thứ nhất, thủ tục dự án, thủ tục xây dựng, phân bổ vốn của Thành phố trong năm 2022 làm chậm.

Về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), nhiều dự án kéo dài nên giá đất tăng, dẫn đến GPMB chậm, vừa không GPMB được vừa ảnh hưởng đến tiến độ xây lắp.

Ngoài ra, giá vật liệu tăng ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng.

Bên cạnh đó, thủ tục thuộc một số dự án ODA chậm. Nhưng bao trùm là trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc chuẩn bị hồ sơ, đánh giá các tình huống phát sinh, chủ động tháo gỡ còn chậm.

Lần họp trước TP HCM đã báo cáo và nhận trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đã tiến hành xem xét trách nhiệm các đồng chí đứng đầu các tổ chức còn triển khai chậm.

Năm 2023, rút kinh nghiệm của năm 2022, TP HCM được phân bổ vốn là 70.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2022. Trong đó có 16.500 tỷ đồng vốn của Trung ương, 55.200 tỷ vốn của địa phương.

Đến nay, TP HCM đã phân bổ xong 100% vốn Trung ương, còn vốn địa phương còn một số hồ sơ dự án chưa hoàn thiện, còn 26.000 tỷ đồng.

Như vậy đến nay đủ điều kiện để phân bổ là 14.000 tỷ đồng, còn 4 dự án với tổng vốn là 12.000 tỷ đồng, TP HCM đang khẩn trương hoàn thiện và đến cuối tháng 3, HĐND TP HCM sẽ có phiên chuyên đề để phân bổ hết 100% vốn địa phương.    

 

 

Anh Đào

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.