|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Lập Hội đồng thẩm định Nhà nước với Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, áp dụng cơ chế đặc biệt

07:00 | 21/02/2023
Chia sẻ
Việc triển khai, thực hiện dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô sẽ được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt. Hiện Bộ GTVT đã giao vốn về TP. Hà Nội 8.400 tỷ đồng; Hưng Yên 3.740 tỷ đồng và  Bắc Ninh 2.110 tỷ đồng để thực hiện dự án.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. 

Quyết định nêu rõ, Hội đồng thẩm định sẽ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

Các Ủy viên Hội đồng, gồm: Lãnh đạo các Bộ Giao thông vận tải; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quốc phòng; Công an, Xây dựng; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước. UBND TP. Hà Nội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đảm bảo yêu cầu tiến độ.

Sơ đồ hướng tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô. (Đồ họa: Alex Chu).

Trước đó, theo quyết định của Chính phủ, việc triển khai, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt. Cụ thể, về nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 14.250 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải giao về các địa phương để thực hiện dự án.

Trong đó, thành phố Hà Nội là 8.400 tỷ đồng; tỉnh Hưng Yên là 3.740 tỷ đồng và tỉnh Bắc Ninh là 2.110 tỷ đồng. Cho phép sử dụng phần vốn nhà nước tham gia tối đa là 66% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án. 

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là tuyến cao tốc quan trọng, kết nối TP. Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng. Tuyến cao tốc này dài khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần.

Trong đó có ba dự án giải phóng mặt bằng theo hình thức đầu tư công, 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và một dự án đầu tư xây dựng cao tốc theo phương thức PPP (đối tác công - tư).

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341ha, trong đó, đất trồng lúa khoảng 816 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258 ha, đất dân cư (đất ở) khoảng 58 ha và đất khác khoảng 209 ha. Tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỷ đồng. Chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

 

Hạ An

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.