|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Dự án 'treo', mỗi sở, ngành báo cáo một kiểu?

06:54 | 15/11/2018
Chia sẻ
Công tác quản lý đất đai và giám sát triển khai các dự án đang vướng mắc ở đâu? Điều gì khiến hàng trăm dự án “treo” nhiều năm chưa bị xử lý?
du an treo moi so nganh bao cao mot kieu Dự án 'treo', người dân cũng sống cảnh...'nằm treo'
du an treo moi so nganh bao cao mot kieu TPHCM: Người dân trong dự án 'treo' 26 năm được 'cởi trói'

Mê hồn trận số liệu

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai, sử dụng đất chậm triển khai, chiếm 23,1% số dự án được giao đất, cho thuê giai đoạn 2012-2017. Trong số này có 47 dự án chậm tiến độ trên 24 tháng.

Sở Xây dựng Hà Nội báo cáo có 119 dự án xây dựng nhà ở chậm tiến độ quá 24 tháng, còn báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì chỉ có 28 dự án chậm tiến độ hơn 24 tháng.

Nhưng báo cáo giám sát trực tiếp của HĐND thành phố Hà Nội và tổng hợp số liệu của 30 quận, huyện, thị xã lại ra con số 383 dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai. Trong đó, có nhiều dự án có trong báo cáo của chính quyền địa phương nhưng không có trong danh sách của các sở, ngành và ngược lại.

du an treo moi so nganh bao cao mot kieu
Người dân sống trong vùng dự án "treo" khu đô thị mới Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) nhiều năm nay phải sống ở những căn nhà xuống cấp, môi trường ô nhiễm và thiếu nước sinh hoạt.

Số liệu thông kê dự án chậm đưa đất vào sử dụng ở các sở, ngành của thành phố thì “mỗi nơi một phách”. Dự án được HĐND thành phố Hà Nội tổng hợp ở quận, huyện cao hơn 2 lần báo cáo của đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực quản lý đất đai là Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội?

Còn đối với chính quyền cơ sở, một số dự án “treo” nằm trong báo cáo của các sở, ngành nhưng không có trong danh sách dự án treo của địa phương. Sự “biến mất” khó hiểu và cũng khó giải thích khi chính quyền cơ sở lại không biết về dự án “treo” ở chính trên địa bàn mình quản lý?

Sự thiếu thống nhất trong số liệu dự án “treo” được từ các đơn vị biểu hiện yếu kém trong công tác phối hợp, quản lý Nhà nước về đất đai. “Độ vênh” của con số các dự án “treo” được báo cáo cũng đặt ra nhiều nghi ngờ, khi dự án vi phạm lại “vô tình” được bỏ ra khỏi danh sách thống kê?

Ngoài những dự án đã và đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nhiều dự án được chấp nhận chủ trương đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng nhiều năm không hoàn thành thủ tục về đất đai để được giao đất. Ví dụ như dự án Khu đô thị Việt Á (huyện Mê Linh) dự án Khu đô thị làng Việt cổ (huyện Hoài Đức) dự án Xây dựng chợ Lâm sản (quận Bắc Từ Liêm)…

Những dự án này chưa được giao đất, cho thuê đất nên có thể không vi phạm quy định Luật Đất đai. Tuy nhiên, giới đầu tư coi đây là kiểu hợp thức hóa chiếm giữ đất, điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất, khiến các chủ đầu tư khác có nhu cầu không vào được khu đất của dự án đã giữ chỗ. HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, số liệu những dự án “xí phần” giữ đất này chưa được tổng hợp đầy đủ và trách nhiệm chính thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Xây dựng.

Chưa nghiêm túc xử lý vi phạm

Trong quy hoạch phát triển đô thị mỗi thành phần là một dự án, khi dự án không thực hiện đúng, doanh nghiệp không triển khai dự án sẽ hỏng đi kế hoạch đã đặt ra và làm chậm quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. Hệ quả dễ nhận thấy nhất là đất bỏ hoang phí, sử dụng sai mục đích, cuộc sống người dân trong vùng quy hoạch bị ảnh hưởng.

du an treo moi so nganh bao cao mot kieu

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (Ảnh: The Leader)

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng các dự án “treo” là năng lực yếu của chủ đầu tư. Nhà nước cần xem xét đánh giá đúng khả năng của chủ đầu tư để khi giao đất. Đặc biệt, khu vực tỉnh Hà Tây cũ trước khi nhập vào Hà Nội là có câu chuyện xin – cho chạy thủ tục để được giao dự án “xí đất”. Sau đó, các chủ đầu tư mới bộc lộ là năng lực yếu khi thiếu vốn, thiếu nguồn lực, kinh nghiệm và hồ sơ pháp lý không đầy đủ.

“Hàng trăm dự án ở tỉnh Hà Tây cũ không triển khai được, các chủ đầu tư chỉ giữ đất và không có năng lực đầu tư thực hiện dự án, để càng lâu thì thiệt hại cho mọi phía đều nặng nề hơn. Do đó, cơ quan nhà nước cần thanh tra, kiểm tra và phải thu hồi khi dự án quá trì trệ” – ông Đính nói.

Theo Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế, HĐND thành phố Hà Nội bên cạnh những chủ đầu tư năng lực yếu vẫn còn những chủ đầu tư cố tình vi phạm, thậm chí tái phạm. Nhiều dự án ở lõi của 4 quận nội thành, các chủ đầu tư không vướng mắc gì về tài chính, không vướng mắc gì về quy hoạch cũng chậm triển khai gần 10 năm.

Ông Nam nêu ví dụ, dự án ở 15 Hàng Khoai (quận Hoàn Kiếm) xây dựng trung tâm thương mại, vẽ rất đẹp nhưng “đắp chiếu” hơn 10 năm nay, vẫn là bãi đỗ xe gây mất an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy.

“Chủ đầu tư rất có năng lực tài chính nhưng phải chăng là giám sát chưa quyết liệt, chưa thể hiện trách nhiệm trong đôn đốc chủ đầu tư thực hiện. Thành phố vẫn cứ ưu tiên, nể nang các nhà đầu tư” – ông Nam cho biết.

Ngoài nguyên nhân chủ đầu tư năng lực yếu, việc “nể nang” trong xử lý các dự án treo đã khiến tình trạng này kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đô thị hóa của thành phố Hà Nội, lãng phí hàng triệu m2 đất, nguồn tài nguyên quý giá và ảnh hưởng đời sống của người dân trong vùng dự án.

UBND thành phố Hà Nội khẳng định quyết tâm xử lý các dự án “treo” nhưng thực tế con số dự án đã được xử lý quá nhỏ. Vậy, giải pháp nào để Hà Nội xử lý và xóa bỏ sự tồn tại của các dự án “treo”?

Một số quận, huyện của Hà Hội có số dự án chậm đưa đất vào sử dụng, vi phạm nhiều như: Hoài Đức 51 dự án; Mê Linh 50 dự án; Nam Từ Liêm 48 dự án; Hoàng Mai 25 dự án; Bắc Từ Liêm 23 dự án...

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoài Lam

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.