Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Ông Somsak Chutanan, chuyên gia về phát triển dự án năng lượng cho biết việc xây dựng cảng và nhà máy điện khí LNG rất tốn kém. Do vậy, chính phủ Thái Lan có nhiều chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân.
Bộ Giao thông vừa có văn bản về việc thống nhất chủ trương quy hoạch bến cảng (kho nổi) tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn ngoài khơi cửa Trà Lý (Thái Bình) trong Quy hoạch hệ thống cảng biển
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc thực hiện một dự án điện khí LNG mất hơn 8 năm. Nếu duy trì tiến độ như vậy thì khó có thể hoàn thành kế hoạch xây dựng 13 nhà máy điện khí LNG đến năm 2030.
Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B – Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV (hạ nguồn), với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD.
Điện khí là một mảng quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Tuy nhiên ngành này đang đứng trước thách thức lớn là giá thành cao hơn giá bán lẻ.
Chính phủ Tây Ban Nha đã xem xét về việc ngăn chặn nhập khẩu LNG của Nga nhưng không có cơ sở pháp lý nào để ban hành một lệnh cấm mà không có quan điểm nhất trí của EU.
Sau khi vận chuyển về Việt Nam, giá khí LNG nhập khẩu ở mức 12-14 USD/mmBTU, gấp 1,5 lần giá nội địa. EVN cho rằng điều này có thể làm tăng chi phí phát điện của các nhà máy và mua điện của tập đoàn.
Các nhà đầu tư góp vốn liên doanh đầu tư các dự án khí – điện Sơn Mỹ tại tỉnh Bình Thuận bao gồm: PVGas (thuộc Tập đoàn Dầu khi quốc gia Việt Nam); AES (Mỹ); EDF (Pháp), Kyushu và Sojitz (Nhật Bản); Tập đoàn Thái Bình Dương (Việt Nam).
Công ty AES Việt Nam vừa nhận được quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2 chu trình hỗn hợp với tổng công suất 2,2 GW, giá trị khoảng 1,8 tỷ USD tại tỉnh Bình Thuận.
Ngày 5/10, Bộ KH&ĐT cho biết, trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), có 24 dự án được trao giấy chứng nhận, tăng vốn đầu tư và biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn trên 11 tỷ USD.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.