|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dự án metro gần 42 nghìn tỷ ở TP.HCM: Đề xuất mời tư vấn ngoại, tránh lo đội vốn

21:45 | 17/04/2018
Chia sẻ
Dự án metro gần 42 nghìn tỷ ở TP.HCM: Đề xuất mời tư vấn ngoại, tránh lo đội vốn

du an metro gan 42 nghin ty o tphcm de xuat moi tu van ngoai tranh lo doi von Ưu tiên gỡ khó cho tuyến metro số 1
du an metro gan 42 nghin ty o tphcm de xuat moi tu van ngoai tranh lo doi von [Infographic] Dự án metro Sài Gòn đang gặp những khó khăn gì?
du an metro gan 42 nghin ty o tphcm de xuat moi tu van ngoai tranh lo doi von
Ảnh minh hoạ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan tới việc thuê tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến metro số 5 giai đoạn 1.

Theo đó, Bộ cho biết dự án có chiều dài 8,9km (trong đó 7,46 km đi ngầm), tổng mức đầu tư là 1.563 triệu Euro (tương đương 41.607 tỷ đồng). Do công nghệ phức tạp nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc thuê chuyên gia tư vấn độc lập thẩm tra dự án là rất cần thiết.

Việc này theo Bộ để tránh sau khi phê duyệt phải điều chỉnh nhiều lần như các dự án đường sắt đô thị metro vừa qua của Hà Nội và TP.HCM.

Để có đủ cơ sở thẩm định, thẩm tra dự án và bảo đảm đánh giá dự án được khách quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng cho phép thuê tư vấn nước ngoài hoặc liên danh tư vấn trong nước và nước ngoài để thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Việc lựa chọn tư vấn theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định 131. Chi phí thẩm định theo quy định, dự kiến khoảng 20-30 tỷ đồng.

Mức này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham khảo từ dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 2) đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo có chiều dài tuyến là 11,5km, tổng mức đầu tư đề nghị điều chỉnh 51.750 tỷ đồng. Trong thời gian thẩm tra 6 tháng, chi phí tư vấn thẩm tra là 27 tỷ đồng (giá trúng thầu).

Trước đó liên quan dự án này, Bộ Tài chính cho rằng, tuyến metro số 5 là dự án đầu tư quy mô lớn, sử dụng nguồn vốn vay ODA đa phương từ nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài, sẽ bao gồm nhiều hợp phần và tiểu dự án nhỏ, dẫn đến việc quản lý và phân bổ vốn phức tạp.

Vì vậy, Bộ này đề nghị nghiên cứu, bổ sung cơ cấu chi tiết các hạng mục, hợp phần dự án dự kiến phân bổ nguồn vốn và nguồn vốn từ các nhà tài trợ, cũng như nguồn vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam theo từng giai đoạn tiến độ dự án.

An Nguyên