|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 bế tắc, Tisco tính cầm cố 2 lô mỏ

09:51 | 01/06/2018
Chia sẻ
Dự án mở rộng sản xuất khu liên hợp gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Tisco đang đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án thoái vốn Nhà nước và tái cơ cấu Tisco và phương án xử lý tồn tại vướng mắc hợp đồng EPC số 01# để Công ty làm căn cứ pháp lý triển khai đàm phán giải quyết dứt điểm các tồn tại vướng mắc với MCC và các nhà thầu phụ Việt, đưa dự án lại vận hành lại trong thời gian sớm nhất. 
du an gang thep thai nguyen giai doan 2 be tac tisco tinh cam co 2 lo mo Nhà thầu Trung Quốc báo giá 137 triệu USD hoàn thành nốt dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2
du an gang thep thai nguyen giai doan 2 be tac tisco tinh cam co 2 lo mo Gần nửa tài sản của Tisco vẫn 'kẹt' ở dự án Tisco GĐ 2, lãi quý I giảm 77%

Lợi nhuận dự kiến 114 tỷ đồng năm 2018, tăng trưởng 16%

CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco – Mã: TIS) vừa công bố tài liệu họp cổ đông thường niên 2018 với kế hoạch doanh thu 11.019 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 114,5 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt tăng trưởng trên 13% và 16%.

Tổng khối lượng sản xuất thép cán dự kiến 850.000 tấn, tiêu thụ toàn bộ; sản xuất phôi thép 435.000 tấn; sản xuất gang lò cao 200.000 tấn.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2017, tính đến hết năm 2017, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Tisco ở mức 113,8 tỷ đồng. Công ty cho biết đang cần tập trung các nguồn lực để thực hiện dự án mở rộng giai đoạn 2, do đó tạm thời chưa phân phối lợi nhuận trong năm 2017.

du an gang thep thai nguyen giai doan 2 be tac tisco tinh cam co 2 lo mo
Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 vẫn đang trong tình trạng bế tắc

Năm 2018, Tisco đánh giá tình hình tài chính còn gặp nhiều khó khăn, do đó Công ty ưu tiên vốn để thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm 2017 và các dự án thực sự cần thiết phục vụ sản xuất của Công ty được bình ổn.

Đối với dự án mở rộng sản xuất khu liên hợp gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, công ty đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án thoái vốn Nhà nước và tái cơ cấu Tisco và phương án xử lý tồn tại vướng mắc hợp đồng EPC số 01# để Tisco làm căn cứ pháp lý triển khai đàm phán giải quyết dứt điểm các tồn tại vướng mắc với MCC và các nhà thầu phụ Việt Nam, để tái khởi động dự án trong thời gian sớm nhất có thể.

Kế hoạch đầu tư các dự án nhóm B và C trong đó nhóm B là 1 dự án, tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng, giá trị thực hiện năm 2018 là gần 12 tỷ đồng; 2 dự án nhóm C tổng mức đầu tư trên 53 tỷ đồng, giá trị thực hiện trong năm 2018 chỉ gần 2 tỷ đồng…

Đưa 2 thành viên từ Vnsteel vào Hội đồng quản trị

Tisco cũng sẽ tiến hành báo cáo với hội đồng cổ đông về việc chấp thuận đơn từ nhiệm thành viên HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2014 – 2019 của các ông Vũ Bá Ôn và Ngô Đình Khôi. Đồng thời xin ý kiến thông qua danh sách đề cử và ứng cử bầu bổ sung thay thế 2 vị trí khuyết này đối với ông Lê Minh Tú và ông Ngô Sỹ Hiếu. Cả hai đều là thành viên đến từ Tổng công ty Thép Việt Nam và là người đại diện vốn góp, mỗi cá nhân 21,53 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 11,7% vốn điều lệ).

Thế chấp 2 mỏ than Tiến Bộ và Phấn Mễ, dự kiến tăng vốn điều lệ

Đại hội dự kiến trình lên tờ trình về việc thế chấp mỏ quặng sắt Tiến Bộ và mỏ than Phấn Mễ, tờ trình phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, tuy nhiên nội dung chưa được tiết lộ chi tiết trong tài liệu công bố trên trang web công ty. Được biết, Tiến Bộ và Phấn Mễ đều là các mỏ phục vụ dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II khi hoàn thành.

Mỏ than Phấn Mễ được thành lập từ năm 1960, mỏ than Phấn Mễ là đơn vị khai thác than đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên với công suất thiết kế ban đầu 50.000 tấn/năm.

Than mỡ là nguyên liệu sản xuất cốc luyện kim phục vụ cho dây chuyền sản xuất gang từ quặng sắt băng công nghệ lò cao.

Công ty dự kiến sẽ tiếp tục triển khai khai thác phần than cánh chìm mỏ Phấn Mễ để phục vụ nhu cầu than mỡ cho sản xuất sau khi dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II hoàn thành.

Do nhu cầu sản xuất của cổ phần Công ty Gang thép Thái Nguyên ngày càng nâng cao, Mỏ đã được đầu tư nhiều thiết bị khai thác hiện đại và sáp nhập với mỏ than Làng Cẩm. Hiện nay, mỏ có 2 công trường sản xuất:

- Công trường mỏ lộ thiên Bắc Làng Cẩm:

Trữ lượng khai thác: 1.560.000 tấn. Công suất khai thác: 100.000 tấn/năm

- Công trường mỏ than hầm lò Nam Làng Cẩm: Trữ lượng khai thác: 1.640.000 tấn. Công suất khai thác: 30.000 tấn/năm

- Dây chuyền tuyển than công suất 250.000 tấn than sạch/năm, nâng cao chất lượng than cho luyện cốc, chất lượng than sau tuyển đạt độ tro <15%.

Dự án đầu tư xây dựng mỏ sắt Tiến Bộ công suất 300.000 tấn/năm, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ là một trong những hạng mục thuộc Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (tổng vốn đầu tư trên 3.800 tỷ đồng).

Đây là dự án thuộc nhóm A được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại văn bản số 342/TTg-CN ngày 1/4/2005. Sau khi được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp phép khai thác, UBND tỉnh đã tiến hành thu hồi 2.249.628 m2 đất thuộc dự án cùng với 365.737 m2 đất thuộc vành đai an toàn nổ mìn theo quy định, đồng thời phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đợt 1 gần 63 tỷ đồng.

Đến nay, các khu tái định cư số 1, 2 và 4 thuộc xã Linh Sơn và khu tái định cư cho Phân kho 21, Quân khu I đã cơ bản hoàn thành và bàn giao cho địa phương…

Xem thêm

Bạch Mộc