EVN đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với 144 dự án nhà máy điện gió với tổng công suất gần 8145 MW, trong đó có 13 nhà máy với tổng công suất hơn 611 MW đã vào vận hành thương mại.
Đến năm 2026, Nam Định dự kiến đưa hai nhà máy nhiệt điện tại huyện Hải Hậu đi vào hoạt động, đồng thời bổ sung quy hoạch, đầu tư xây dựng hai nhà máy điện gió tại Hải Hậu và Giao Thủy.
Theo Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) tiềm năng kỹ thuật điện năng lượng mặt trời mặt đất và mặt nước tỉnh Đắk Lắk quy mô công suất hơn 120.500 MW và tiềm năng kỹ thuật điện gió trên bờ quy mô công suất gần 27.000 MW.
Dự án điện gió công suất 144 MW tại Quảng Trị được tài trợ theo hình thức cho vay của JICA tại Việt Nam và là dự án điện gió quy mô lớn tại Việt Nam đầu tiên do doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư.
Các hợp đồng được ký kết với CPIM là hợp đồng Khảo sát Địa vật lý La Gàn và hợp đồng Nghiên cứu Địa chất La Gàn sẽ bao gồm các cuộc khảo sát và nghiên cứu địa chất lớn.
Ninh Thuận đang dự thảo quy hoạch phát triển điện gió biển tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, dự kiến đến năm 2030 sẽ phát triển 15 vị trí.
Nhà máy điện gió Trung Nam kết hợp với nhà máy điện mặt trời 204 MW hình thành tổ hợp năng lượng tái tạo điện mặt trời và điện gió lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á.
EVN dự kiến nguồn điện gió đưa vào vận hành thời gian tới sẽ đối mặt tình trạng sản xuất ra không bán được hết, có thể bị cắt giảm công suất ở mức cao.
Dự án điện gió La Gàn với vốn đầu tư ước tính lên tới 10 tỷ USD và công suất 3,5 GW vừa được các nhà thầu cam kết cung cấp móng cọc và hạ tầng cảng biển hậu cần để xây dựng.
Giá điện có thể được xét thay đổi hai tháng một lần, thay vì 3 tháng như hiện nay, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên, theo dự thảo Nghị định của Bộ Công Thương.