Hiện tại, việc tìm kiếm các nhà đầu tư cho dự án BOT trở nên rất khó khăn. Không còn cái thời “nhà nhà làm BOT”, các tỉnh cũng xin BOT. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều thờ ơ với BOT, vì sao?
Việt Nam đang khuyến khích đầu tư hình thức hợp tác công tư (PPP) tại các dự án cơ sở hạ tầng với việc đưa ra hàng loạt ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhưng chủ yếu vẫn chỉ doanh nghiệp (DN) và ngân hàng trong nước tham dự. Các DN ngoại, có tài chính, có kinh nghiệm vẫn đứng ngoài cuộc chơi lợi nhuận này.
Các cơ chế tài chính khá mở so với các dự án BOT hiện hành mà Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất và Bộ Tài chính chấp thuận cho dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam là nhằm hướng đến các nhà đầu tư có tiềm lực thật, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, để hạn chế rủi ro.
Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Bộ này vừa điều chỉnh giảm thời gian thu phí 92 năm 3 tháng của 13 dự án BOT, cùng đó điều chỉnh tăng thời gian thu phí 24 năm 5 tháng của 4 dự án.
Một số hiệp hội doanh nghiệp đề nghị cần phải giảm mức thu phí BOT giao thông, nếu không thì tình trạng xe né trạm, cày phá tỉnh lộ, huyện lộ tiếp tục xảy ra.
Quý I/2018 là hạn chót đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phải đưa vào vận hành thương mại nhưng đến thời điểm này gói vay bổ sung 250 triệu USD vẫn chưa được nhà đầu tư thông qua.
Được xem là một trong những doanh nghiệp gạo cội trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng, đặc biệt là BOT, thế nhưng Tasco lại quyết định dừng đầu tư vào lĩnh vực này. Cùng với đó món nợ dài hạn hơn 4.000 tỷ đồng đang khiến nhà đầu tư lo ngại về khả năng thanh toán của Tasco.
Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương lựa chọn một số dự án đường bộ, tổ chức thi công thí điểm 1 km đường mẫu...
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa yêu cầu các sở, ngành liên quan phải giảm bớt thời gian hoàn tất thủ tục thực hiện dự án BOT, BT dự kiến triển khai trên địa bàn tỉnh.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT nhiều sai phạm trong thu phí tại dự án BOT Hà Nội – Bắc Giang. Trong đó, Tổng cục đề cập việc số phí tại dự án được báo cáo thấp hơn thời điểm kiểm tra lên đến 84 triệu đồng mỗi ngày.
“Trong thời gian tôi đảm nhiệm cương vị Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN), chúng tôi đã thực hiện kiểm toán tài chính công, tài sản công với hơn 200 cuộc kiểm toán, ”, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc chia sẻ với phóng viên Tiền Phong.
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.